Lập trình hợp ngữ (Assemblers)

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính nguyễn trung đồng (Trang 174 - 176)

Chương VIII Kỹ thuật và công cụ phát triển phần mềm máy tính

2.Lập trình hợp ngữ (Assemblers)

Hợp ngữ (Assembler) là một trong những công cụ mạnh nhất thường được sử dụng để phát triển các chương trình dạng mã máy. Hợp ngữ là chương trình dịch các mã lệnh gợi nhớ (mnemonics) và các ký hiệu (symbols) thành dạng mã nhị phân mà máy tính có thể thực thi được. Hợp ngữ là một phần mềm (SoftWare) của máy tính.

Có thể hình dung đầu vào (input) của hợp ngữ là một tập hợp các lệnh của chương trình dùng mã gợi nhớ, đầu ra (output) là chuỗi các byte dữ liệu

Nguyễn Trung Đồng – Tel 0983 410 866

nhị phân biểu diễn mã lệnh của máy (người lập trình có thể đọc được dưới dạng các chữ số thập phân, hexa hoặc octal). Mã lệnh và dữ liệu cần xử lý được sắp xếp theo tuần tự xác định kể cả địa chỉ cụ thể của vùng nhớ mà nhóm các byte mã lệnh hay dữ liệu được lưu giữ.

Đầu vào của hợp ngữ được gọi là mã nguồn (source code), còn đầu ra của hợp ngữ là mã đối tượng (object code). Quá trình dịch từ mã nguồn sang mã đối tượng được gọi là trình dịch hợp ngữ (assembly).

Tác vụ đầu tiên của Assembler là dịch chương trình từ File nguồn được viết bằng các mã lệnh gợi nhớ (assembly language program) thành tập mã thích hợp cho CPU thực thi (Machine language program). Quá trình dịch được gọi là Assembly. Cũng cần nhắc lại rằng: các lệnh gợi nhớ (mnemonics) là tập lệnh của từng loại CPU, do hãng chế tạo CPU cung cấp. Các lệnh này được tạo ra phù hợp với cấu trúc và tính năng của từng loại CPU. Tuỳ theo kiến trúc RICS hay CICS của CPU mà tập lệnh này khác nhau về ký tự mnemonics cũng như phép toán mà lệnh có khả năng xử lý.

Có hai thể loại Assembler là assembler tuyệt đối (absolute assembler) và assembler tái định vị (relocatable assembler). Assembler tuyệt đối tạo tệp mã đối tượng có tham chiếu địa chỉ tuyệt đối, nghĩa là khi tệp mã đối tượng được tạo, có thể nạp ngay vào máy tính và thực hiện chương trình bắt đầu từ địa chỉ đã được cài. Assembler tái định vị tạo tệp mã đối tượng có địa chỉ tương đối, và chỉ tạo địa chỉ tuyệt đối bằng một chương trình khác được gọi là chương trình định vị (locator). Một trong những ưu điểm của các chương trình assembler là khả năng tạo các macro. Có thể coi Macro như là khả năng thêm lệnh mới cho tập lệnh của một CPU, vì sau khi đã xây dựng, có thể sử dụng nó như một lệnh mnemonic. Chẩn đoán,theo dõi Chương trình Ngôn ngữ máy Các ký tự tham chiếu Dịch Chương trình ngôn ngữ Assembly

Source File Assembler

Symbol Table

Object File

Program Listing

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính nguyễn trung đồng (Trang 174 - 176)