Chương V Liên kết các thành phần chức năn g bus
2. Bus hệ thống
2.4. Bus điều khiển
Hoạt động trao đổi dữ liệu giữa CPU với bộ nhớ và thiết bị vào/ra diễn ra trên Data Bus, vị trí cụ thể, tức là đích đến của dữ liệu, hoặc nơi
cung cấp dữ liệu theo yêu cầu của CPU do Address Bus đảm nhận.
Vì mọi thành phần của máy tính đều sử dụng chung các bus địa chỉ và bus dữ liệu để truyền thông tin, để tránh xung đột cần có khối chức năng điều khiển việc sử dụng các bus này. Việc điều phối các hoạt động trên do
Nguyễn Trung Đồng – Tel 0983 410 866
(hay còn gọi là đơn vị điều khiển – CU – Control Unit). Dữ liệu vào của khối này là mã đã được khối giải mã lệnh tạo ra từ việc phân tích các lệnh CPU cần thực thi. Các tín hiệu do khối này tạo ra được đưa đến cho các khối chức năng theo các đường truyền dẫn riêng, gọi là bus điều khiển (Control Bus). Các tín hiệu điều khiển trên Control Bus điều phối mọi hoạt động chức năng của các thiết bị liên quan (bộ nhớ, thiết bị vào/ra...).
Các đường truyền của bus điều khiển bao gồm:
Ghi bộ nhớ (Memory Write): Cho phép ghi dữ liệu trên bus dữ
liệu vào ô nhớ có địa chỉ trên bus địa chỉ;
Đọc bộ nhớ (Memory Read): Cho phép đọc dữ liệu của ô nhớ
có địa chỉ trên bus địa chỉ lên bus dữ liệu;
Ghi vào/ra (I/O Write): Cho phép truyền dữ liệu trên bus dữ liệu đến cổng vào/ra có địa chỉ trên bus địa chỉ;
Đọc vào/ra (I/O Read): Cho phép truyền dữ liệu từ cổng vào/ra
có địa chỉ trên bus địa chỉ lên bus dữ liệu;
Xác nhận trao đổi (Transsfer ACK): Cho biết dữ liệu đã được
đưa lên bus hay đã được đọc từ bus;
Yêu cầu bus (Bus Request): Cho biết một thành phần yêu cầu sử
dụng bus;
Cấp bus (Bus Grant): Cho biết thành phần yêu cầu sử dụng bus
được quyền điều khiển bus;
Yêu cầu ngắt (Interrupt Request): Cho biết có yêu cầu ngắt;
Xác nhận ngắt (Interrupt ACK): Xác nhận yêu cầu ngắt đã được
nhận;
Xung nhịp (Clock): Được sử dụng để đồng bộ hóa các hoạt động;
Khởi động lại (Reset): Khởi động lại tất cả các module.