Giai đoạn thứ ba (từ 2005 đến nay)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống đồng bào dân tộc Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

B. NỘI DUNG

1.2.3. Giai đoạn thứ ba (từ 2005 đến nay)

Ngày 4 tháng 2 năm 2005, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg Về một số công tác đối với đạo Tin lành. Với chủ trương nhìn nhận và từng bước bình thường hóa hoạt động của đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ đó, đạo Tin lành trong dân tộc Hmông diễn biến theo xu hướng ổn định. Theo Ban Tôn giáo phủ ở thời điểm năm 2005, khi triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT - TTg, số người dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc là 110.000 người, trong đó chủ yếu là dân tộc Hmông, ở 927 bản. Đến năm 2012, số người Hmông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc tăng lên đến 170.000 người (không kể khoảng 37.000 người Hmông theo đạo Tin lành di cư vào Tây Nguyên). Nếu so với năm 2005, thì số người theo đạo Tin lành vẫn tăng nhanh, vì trong bảy năm (2005 - 2012) đã tăng thêm 60.000 người. Số liệu cụ thể ở từng tỉnh năm 2012 như sau:

- Điện Biên: 36.000 người; - Lai Châu: 35.000 người; - Hà Giang: 25.000 người; - Cao Bằng: 16.000 người; - Bắc Cạn: 11.000 người; - Tuyên Quang: 8.000 người; - Sơn La: 5.300 người;

- Thanh Hóa: 4.200 người;

- Thái Nguyên: 4.000 người [13, tr.7].

Qua bẩy năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT - TTg các tỉnh miền núi phía Bắc đã đạt được kết quả quan trọng. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2012, ở các tỉnh miền núi phía Bắc có 332 điểm nhóm Tin

lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, trên tổng số 1.400 điểm nhóm [13, tr.8].

Như vậy, so với thời kỳ đầu phát triển đạo Tin lành, đến nay số lượng người Hmông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng rất đáng kể cả về số lượng, địa bàn ảnh hưởng.

Từ sự phát triển đạo Tin lành trong người Hmông giai đoạn 2005 đến nay có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

- Một là, số lượng người theo đạo Tin lành nếu nhìn qua con số thì tăng

rất nhiều. Nhưng thực ra, số mới theo đạo Tin lành so với năm 2005 không tăng nhiều mà tăng do việc nhà nước cho phép công khai hoạt động, nên người theo đạo Tin lành đã tự nhận mình là theo đạo Tin lành mà trước đó không dám khai, dám nhận.

- Hai là, nhìn chung, đạo Tin lành phát triển theo hướng công khai, các

sinh hoạt tôn giáo đã đi vào nền nếp, ổn định hơn, không còn tình trạng sinh hoạt lén lút như thời gian trước đây, những tác động tiêu cực về tôn giáo và xã hội giảm dần.

- Ba là, thực hiện Chỉ thị 01/2005/CT-TTg, các địa phương đã hướng

dẫn đồng bào tự do sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, nơi có điều kiện thì cho đăng ký điểm nhóm hoạt động. Đa số các địa phương thực hiện tốt chính sách đối với đạo Tin lành, tuy nhiên một số địa phương do nhận thức việc triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg còn chậm trễ nên ở những địa phương này vấn đề Tin lành đôi khi vẫn còn là điểm nóng cần quan tâm.

- Bốn là, trong quá trình truyền đạo và theo đạo Tin lành các địa

phương rất quan tâm vận động người theo đạo Tin lành trở lại tín ngưỡng truyền thống sẽ được tạo điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, việc trở về với tín ngưỡng truyền thống trên thực tế không có kết quả, hầu như không có người bỏ đạo Tin lành trở về với tín ngưỡng truyền thống.

- Năm là, ngoài Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) còn có nhiều hệ phái Tin lành đến các tỉnh miền núi phía Bắc truyền đạo như: Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam, Hội thánh Bắp tít Việt Nam, Hội thánh Ngũ tuần Việt Nam, Hội truyền giảng phúc âm,… trước tình hình đó, cộng thêm với tính tự do của đạo Tin lành nên đã diễn ra sự tranh giành người theo đạo giữa các tổ chức và hệ phái. Điều này cũng gây ra sự mất ổn định cục bộ ở một số nơi. Giai đoạn này yếu tố nước ngoài, có liên quan đến đạo Tin lành vẫn còn tác động nhưng ít gây ra tác động tiêu cực như trước.

Như vậy, chỉ trong thời gian hơn 25 năm từ con số không - có thể nói như vậy, đạo Tin lành đã xâm nhập và phát triển ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, tạo thành một thực thể tôn giáo có tính quần chúng khá rộng rãi. Điều đáng quan tâm ở đây đó là những nguyên nhân nào đã dẫn đến sự phát triển nhanh chóng, thậm chí có lúc được coi là “phong trào” của đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc Hmông.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống đồng bào dân tộc Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)