Sơ đồ các tuyến địa chấn 2D, 3D đã khảo sát trong lô 09-2/09

Một phần của tài liệu Luận Văn đánh giá tầng chứa oligoxen e70 từ kết quả minh giải thử vỉa dst giếng khoan y – 3x, mỏ y, lô 09 – 2 (Trang 25 - 28)

Vào các năm 2002 và 2007 Hoàn Vũ JOC tiến hành khoan hai giếng khoan thăm dò COD-1X và COD-2X tại cấu tạo triển vọng Cá Ong Đôi (COD). COD-1X là giếng khoan thăm dò đầu tiên trên cấu tạo Cá Ong Đôi mà đối tƣợng chính là đá

móng và Oligoxen, tập E với tổng chiều sâu là 4618m. Tuy nhiên giếng không đánh giá đƣợc những đặc trƣng của tầng đá móng theo nhƣ mong đợi. Thử vỉa DST đƣợc tiến hành trong tập E và F nhƣng kết quả không cho dòng HC. Giếng thứ 2 COD- 2X đƣợc khoan vào năm 2007, tập trung vào đá móng của hệ tầng Bạch Hổ, tập C và E với tổng chiều sâu khảo sát là 3540 mMD (3425 mTVD) nhƣng kết quả cho thấy không có dầu hoặc khí trong hệ tầng Bạch Hổ và HC rất nghèo nàn tại các tập C, E. Với kết quả không nhƣ mong đợi của các giếng khoan trong lô 09-2/09, Hoàn Vũ JOC đã dừng khảo sát lô ngoại trừ khu vực Cá Ngừ Vàng vẫn đƣợc thăm dò, phát triển.

Hình 2.2. Sơ đồ các tuyến địa chấn 2D, 3D đã khảo sát trong lô 09-2/09 [1] Năm 2010, PVEP-POC mua lại 500 km2 địa chấn 3D và tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn 3D mà Hoàn Vũ đã thực hiện năm 2001. Dựa vào tài liệu minh giải mới, các giếng khoan tại cấu tạo tiềm năng Y đã phát hiện dòng HC tại đá móng và Oligoxen, tập E.

2.3 Đặc điểm địa tầng

Tham gia vào cấu trúc địa chất lô 09/2/09 bao gồm đá móng trƣớc Kainozoi và lớp phủ trâm tích Kainozoi. Đặc trƣng thạch học – trầm tích của mỗi phân vị địa tầng đƣợc thể hiện tóm tắt trên cột địa tầng tổng hợp của lô, (Hình 2.4).

2.3.1 Đá móng trước Kainozoi

Đá móng trƣớc Kainozoi lô 09-2/09 cao nhất ở phía Đông Nam( ~ 1000m) và sâu nhất ở phía Tây Nam (~ 7000m). Phần trên cùng (15-50 m) của đá móng đã bị phong hóa. Có hai giếng đƣợc khoan vào trong đá móng ở lô 09-2/09, vì vậy thành phần thạch học của đá móng sẽ đƣợc miêu tả dựa vào hai giếng này (Y-2X, Y-3X). Thành phần bao gồm: granit, granodiorit và một vài monzodiorit thạch anh, thuộc phức hệ Định quán/Đèo Cả. Granit: thƣờng có màu trắng nhạt, xám vừa, xám xanh, kích cỡ hạt từ vừa đến tốt, đôi khi thô, cứng đến rất cứng. Thạch anh: 20% trắng, thƣờng trong đến trong suốt, cứng, góc cạnh. Fenpat: plagiocla trong suốt đến mờ, màu thƣờng trắng đến xám trắng, xám xanh, độ cứng từ trung bình đến cứng, góc cạnh. Kaolinit từ 10% đến 20% có lẫn clorit: xanh, xám xanh.

2.3.2 Các tầng trầm tích giới Kainozoi

Các thành tạo trầm tích lớp phủ giới Kainozoi đƣợc chia thành 6 hệ tầng (Trà Cú, Trà Tân, Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai và Biển Đông) tƣơng ứng với 7 tập địa chấn phân tập (E,F, D, C, BI, BII, BIII, và A).

2.3.2.1 Hệ Paleogen

1. Thống Oligoxen, phụ thống Oligoxen dƣới, điệp Trà Cú (Pg3 1tc), tập E-F Phụ điệp Trà Cú dƣới: đƣợc xác định trong giếng COD-1X ở độ sâu 4130 m với chiều dày chƣa xác định. Trầm tích chủ yếu là các vụn núi lửa với cát kết có kích thƣớc hạt từ trung bình đến thô, xen lẫn với phiến sét hoặc sét nâu. Chúng có thể đã đƣợc lắng đọng từ giai đoạn đầu của quá trình tạo rift, với vật liệu là sản phẩm của quá trình phong hóa và trầm tích từ các khu vực cao đổ xuống xen lẫn với trầm tích từ các dòng chảy đƣa vào. Sau đó, một phần trong số chúng bị biến đổi do quá trình thủy nhiệt dẫn đến gần nhƣ toàn bộ lỗ rỗng bị lấp đầy bởi xi măng zeolit hoặc các khoáng vật thứ sinh.

Phụ điệp Trà Cú trên: đƣợc tìm thấy gần nhƣ trong tất cả các giếng khảo sát. Thành phần chủ yếu là cát kết xen kẽ với phiến sét hoặc sét kết và đá núi lửa. Cát kết có màu trắng nhạt, xám đen đến xám nâu, hạt mịn đến rất mịn. Đôi khi có hạt thô và trung bình, có lẫn vụn núi lửa và fenpat, độ chọn lọc từ nghèo đến trung bình, góc cạnh đến tròn đều. Phiến sét có màu xám đen đến nâu đen, có lẫn đá vôi. Đá núi lửa: các vụn diorit và đƣợc xác định từ phần trên của tập E. Tập E đƣợc chia thành 2 phần: phần E trên và phần E dƣới, đƣợc phân chia bởi bất chỉnh hợp Intra

E. Phần E trên đƣợc xác định từ sự kết thúc của lớp phiến sét thuộc tập D. Phần E dƣới đƣợc xác định từ sự kết thúc lớp sét bitum đầu tiên. Dựa vào tài liệu nghiên cứu thạch học, cổ sinh vật và cấu trúc trầm tích, có thể kết luận môi trƣờng trầm tích là châu thổ, sông, tam giác châu.

Một phần của tài liệu Luận Văn đánh giá tầng chứa oligoxen e70 từ kết quả minh giải thử vỉa dst giếng khoan y – 3x, mỏ y, lô 09 – 2 (Trang 25 - 28)