Tập BI.2, BI.1 (Điệp Bạch Hổ): Dựa vào bản đồ cấu tạo nóc của hai tập địa chấn BI và BII nhận thấy mỏ Y chỉ là một cấu tạo đơn nghiêng, không có đứt gãy,
cao hơn ở phía Đông Nam và thấp dần về phía Tây Nam. Độ sâu nóc thay đổi BI: 1800 ÷ 2100 m, BII: 2100 ÷ 2500 m.
Tập C (Điệp Trà Tân, phụ điệp Trà Tân trên): Tập C có hệ thống đứt gãy hƣớng Đông Bắc-Tây Nam và một số đứt gãy nhỏ hƣớng Đông-Tây. Tại đây nhận thấy một cấu tạo khép kín, đỉnh tại độ sâu 2500 m, đáy 2520 m với diện tích bao phủ khoảng 0,5 km2 . Độ sâu nóc tập C thay đổi từ 2200 m đến 2700 m.
Tập D (Điệp Trà Tân, phụ điệp Trà Tân dưới): Cấu tạo địa chất bao gồm cả nếp lồi và nếp lõm. Các cấu tạo này đƣợc hình thành và chia cắt bởi hệ thống đứt gãy chính Đông Bắc-Tây Nam. Cấu tạo khép kín với đỉnh tại độ sâu 2720 m, đáy 2760 m, diện tích ~1,6 km2 . Độ sâu nóc tập D: 2400 ÷ 2900 m.
Tập E trên ( Điệp Trà Cú, phụ điệp Trà Cú trên): Hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam phân chia cấu tạo mỏ Y thành ba khu vực bao gồm: Y Bắc, Y trung tâm, Y Nam. Khu vực trung tâm đƣợc ngăn cách với khu vực phía Nam bởi một bán địa hào và đứt gãy F1. Đứt gãy F2 phân cách Y trung tâm với Y Bắc. Tại tập E, Y trung tâm là một cấu tạo khép kín, đỉnh 3050 m, đáy 3250 m, diện tích ~9,1 km2 , (Hình 3.6).
Hình 3.7. Bản đồ cấu tạo nóc tập E dƣới [1]
Tập E dưới (điệp Trà Cú, phụ điệp Trà Cú dưới): Hệ thống đứt gãy chính mở rộng theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam hình thành nên một địa hào và đứt gãy dốc đứng khép kín. Bên cạnh đó, hệ thống đứt gãy nhỏ phân chia cấu tạo Y thành các khối nhỏ hơn. Tại đây hình thành các vỉa chứa dầu khí E30, E40, E60, E70, đã đƣợc khảo sát bởi các giếng khoan Y-1X, Y-2X, Y-3X. Cấu tạo khép kín với đỉnh tại độ sâu 3230 m, đáy tại độ sâu 3620 m, diện tích 10,4 km2 . Chiều sâu nóc thay đổi từ 3000 đến 6500 m, (Hình 3.7).