Bản đồ cấu trúc mặt móng lô 09-2/09

Một phần của tài liệu Luận Văn đánh giá tầng chứa oligoxen e70 từ kết quả minh giải thử vỉa dst giếng khoan y – 3x, mỏ y, lô 09 – 2 (Trang 30)

1. Hệ thống đứt gãy F1: Đây là hệ thống đứt gãy trƣợt bằng trái hoạt động từ

sau Oligoxen, tập E đến trƣớc Oligoxen, tập D, phát triển đồng sinh cùng với quá trình lắng đọng trầm tích của tập D, C, sau đó hoạt động mạnh mẽ trƣợt bằng phải từ Mioxen, tập BI.1 đến BI.2. Góc cắm về phía Nam và có vai trò nhƣ là biên phía Nam của bán địa hào COD.

2. Hệ thống đứt gãy F2: Hệ thống đứt gãy trƣợt bằng phải hình thành từ

Oligoxen, tập E đến tập D. Chúng phát triển đồng sinh cùng quá trình lắng đọng trầm tích Oligoxen, tập D và tiếp tục hoạt động từ sau Mioxen, tập BI.1 đến tập BI.2 nhƣ đứt gãy trƣợt bằng phải. Góc cắm về phía Nam, có vai trò ngăn cách cấu tạo Rạng Đông và lô 09-2/09.

3.Hệ thống đứt gãy F3: hƣớng phát triển là Đông Bắc-Tây Nam và phân bố ở

khu vực Song Ngƣ-phía Đông Nam của lô. Hệ thống đứt gãy này chia lô thành các địa hào, địa lũy. Chúng hoạt động từ Oligoxen, tập E đến tập D.

4. Hệ thống đứt gãy F4: Bao gồm nhiều đứt gãy với góc cắm thay đổi từ 40o

đến 60o

Y Bắc, Y trung tâm và Y Nam. Chúng hoạt chủ yếu từ sau Oligoxen, tập E đến tập D, phát triển đồng sinh cùng quá trình lắng đọng trầm tích của tập D, C và hoạt động trở lại từ sau Oligoxen, tập C đến trƣớc Mioxen tập BI.2 nhƣ đứt gãy trƣợt bằng phải.

2.5 Tiềm năng dầu khí

2.5.1 Đá mẹ

Trong lô 09-2/09, đá mẹ đƣợc khảo sát từ các giếng Y-1X, Y-2X, Y-3X và COD-1X đã cho thấy sét Oligoxen (tập C, D, E) giàu vật chất hữu cơ và tiềm năng sinh HC lớn, đặc biệt là tầng phiến sét D.

Hình 2.5. TOC và S1+S2 (a), các loại vật chất hữu cơ trong đá mẹ lô 9-2/09 (b) [1] Tổng hàm lƣợng cacbon hữu cơ (TOC) đa phần lớn hơn 1%, đôi khi tới 9% và trung bình là 1 ÷ 4% (Hình 2.5a). Tổng lƣợng hydrocacbon (S1+S2) cao, trung bình 22,43kg/T. Kerogen chủ yếu là Kerogen loại I và II lẫn một phần nhỏ loại III của Oligoxen, tập E, F (Hình 2.5b).

Tuy nhiên phiến sét của Mioxen dƣới trong COD-1X lại có tiềm năng đá mẹ thấp (TOC<0.03 Wt%, S2<0.12 Kg/T). Độ trƣởng thành đƣợc xác định dựa trên hệ số phản xạ vitrinit và kết quả nhiệt Tmax. Trong cấu tạo tiềm năng Y (Y-1X, Y-2X,

Y-3X), đá phiến sét tập D và E có giai đoạn trƣởng thành sớm, ở độ sâu 3200 m, cửa sổ tạo dầu là 3450 m.

2.5.2 Đá chứa

Kết quả tại các giếng khoan cho thấy đá móng nứt nẻ và các tập cát kết Oligoxen C, Mioxen dƣới BI là đối tƣợng chứa chính của khu vực nghiên cứu.

Đá chứa Mioxen dƣới, tập BI: bao gồm hai phụ tập BI.1 và BI.2 đƣợc ngăn cách bởi bất chỉnh hợp Intra Mioxen dƣới. Cát kết lắng đọng trong môi trƣờng sông-châu thổ đến môi trƣờng biển nông. Đá có chứa dầu, độ rỗng tốt (16 %).

Đá chứa Oligxen, tập C: thành phần gồm cát kết xen kẽ với phiến sét. Cát kết lắng đọng trong môi trƣờng sông-châu thổ-nƣớc lợ và đƣợc phát hiện trong rất nhiều mỏ ở bồn trũng Cửu Long. Trong cấu tạo Y, đá chứa Oligoxen, tập C có độ rỗng thay đổi 12 ÷ 23%.

Đá chứa Oligoxen, tập E: Đây là tầng chứa chính trong mỏ Y với môi trƣờng trầm tích là kênh rạch, sông, hồ, tam giác châu. Tuy nhiên cát kết lại phân bố không đồng đều, có sự thay đổi chiều dày tầng cát kết giữa các giếng khoan. Tại giếng khoan Y-1X cát kết tập E trên dày nhƣng cát kết tập E dƣới lại mỏng. Ngƣợc lại kết quả khảo sát tại hai giếng khoan Y-2X và Y-3X cho thấy cát kết tập E trên mỏng, cát kết tập E dƣới lại dày đến rất dày. Độ rỗng khảo sát tại các giếng Y-1X, Y-2X, Y-3X khoảng 10 ÷ 14 %.

Đá móng: trong lô 09-2/09, có hai giếng khoan khảo sát tới đá móng là Y-2X và Y-3X. Chất lƣợng đá chứa phụ thuộc vào độ mở khe nứt và sự phát triển của hệ thống khe nứt. Đá chứa có độ rỗng 1.7 ÷ 2.6 % (trung bình 2.1 %).

2.5.3 Đá chắn

Đá chắn chủ yếu là đá phiến sét của tập E, D, C và BI. Đá chắn tập D dày, hình thành trong môi trƣờng hồ, nƣớc lợ với tỷ lệ cát/sét thấp phân bố rộng khắp khu vực lô 09-2/09 có khả năng chắn khá tốt cho tập E và đá móng. Đá phiến sét xen kẽ với cát kết của các tập E và C cũng đƣợc đánh giá là tầng chắn tiềm năng cho các tầng chứa bên dƣới. Đá phiến sét tập BI trên thuộc hệ tầng Bạch Hổ cũng đƣợc xem nhƣ là một tầng chắn hiệu quả trong bể Cửu Long.

2.5.4 Bẫy và di chuyển HC

Trong lô 09-2/09, thƣờng có bẫy cấu tạo trong các tập E, D và C, và BI. Các bẫy cấu tạo đƣợc chắn bởi các biên đứt gãy có hƣớng Đông Bắc-Tây Nam và Đông- Tây. Bên cạnh bẫy cấu tạo, còn có sự hiện diện của các bẫy địa tầng (phi cấu tạo) hoặc bẫy hỗn hợp trong các tập C và BI và móng.

Di chuyển ngang qua các đứt gãy và di chuyển theo phƣơng thẳng đứng dọc theo các đứt gãy là hai con đƣờng chủ yếu của HC vào bẫy chứa. Với cách di chuyển thứ nhất - ngang qua các đứt gãy HC bị chắn bởi đá phiến sét tập D tạo thành các tích tụ dầu khí. Trong giai đoạn Mioxen dƣới, tập BI.1, dầu chủ yếu di chuyển theo cách thứ hai và nạp vào các bẫy chứa dọc trên đƣờng di chuyển.

CHƢƠNG 3: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT MỎ Y 3.1 Lịch sử tìm kiếm thăm dò

Năm 2010, PVEP-POC đã mua lại 500 km2

địa chấn 3D và tiến hành minh giải lại tài liệu địa chấn 3D đƣợc thực hiện bởi Hoàn Vũ JOC năm 2001. Dựa trên kết quả minh giải mới, giếng khoan đầu tiên Y-1X đã đƣợc khoan tại cấu tạo triển vọng Y. Hai quá trình thử vỉa đƣợc thực hiện trong tầng cát kết Oligoxen, tập E với lƣu lƣợng dầu là 536 stb/d của DST#1 và DST#2 với lƣu lƣợng dầu là 171 stb/d, (Hình 3.1).

Tiếp theo sau sự thành công của giếng Y-1X, cuối năm 2011 đến đầu năm 2012 giếng Y-2X đƣợc thiết kế khoan vào khu vực Y trung tâm để thẩm định trữ lƣợng đƣợc phát hiện trong tầng Oligoxen trên, tập E và thăm dò đá móng nứt nẻ trƣớc Kainozoi, các tầng Oligoxen tập E còn lại, Mioxen tập BI.1. Kết quả khảo sát đã chỉ ra rằng các tập Oligoxen dƣới đã bị phá hủy bởi hoạt động phun trào của núi lửa trong giai đoạn Oligoxen trên. Hai quá trình thử vỉa đƣợc tiến hành trong giếng khoan này, DST#1 thử vỉa kết hợp đá móng và tầng cát Oligoxen dƣới, phụ tập E70 với lƣu lƣợng dòng dầu tự nhiên trung bình 1200-3000 stb/d, DST#2 thử vỉa trong tầng cát phụ tập E60 với lƣu lƣợng dòng dầu, khí tự nhiên trung bình 250-350 stb/d và 2.2 - 2.7 MMscft/ngày.

Tiếp tục kế hoạch thẩm lƣợng trong năm 2012, Y-3X là giếng khảo sát cuối cùng tại Y trung tâm để thẩm lƣợng lại các phát hiện đã tìm thấy trong giếng Y-2X (Oligoxen dƣới, phụ tập E70, E60 và đá móng). Giếng đƣợc khoan vào tháng 4/2012 và tới độ sâu 4403 mMD/4162.4 mTVD ngày 2/6/2012. Hai quá trình thử vỉa DST đƣợc thực hiện, kết quả cho thấy lƣu lƣợng dòng dầu trung bình 1200-1500 stb/d trong tầng cát Oligoxen dƣới, tập E70. Giếng Y-3X đã thẩm lƣợng thành công các phát hiện đã tìm thấy trong giếng Y-2X. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Đặc điểm cấu trúc- kiến tạo

Mỏ Y nằm về phía Đông Bắc của lô 09-2/09, (Hình 2.1). Nhìn chung đây là một cấu tạo tiềm năng có dạng nếp lồi phía Tây đới nâng Côn Sơn. Cấu tạo trải dài theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam với chiều rộng 1 ÷1,5 km và chiều dài 8 ÷ 10 km. Mỏ Y đƣợc chia thành 3 khu vực: Y Bắc, Y trung tâm, Y Nam, (Hình 3.1, 3.7).

Hầu hết hệ thống đứt gãy hoạt động sau Oligoxen, tập E đến trƣớc Oligoxen, tập D, một phần trong số chúng tiếp tục hoạt động trong giai đoạn trầm tích

Oligoxen, tập D, C và tái hoạt động sau Oligoxen, tập C đến trƣớc Mioxen, tập BI.2 và đặc trƣng bởi các đứt gãy trƣợt bằng trái. Phần lớn các đứt gãy phát triển theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam và một số ít theo hƣớng Đông-Tây và Tây Bắc-Đông Nam (Hình 3.2).

Hình 3.1. Cấu tạo mỏ Y đƣợc chia thành ba khu vực: Y Bắc, Y trung tâm và Y Nam [1]

Hình 3.2. Hệ thống đứt gãy, vị trí các giếng khoan và các khoảng thử vỉa trong mỏ Y [1] Đặc điểm cấu trúc mỏ Y và khu vực Y trung tâm đƣợc thể hiên qua các hình 3.3, 3.4, 3.5.

Hình 3.4. Bản đồ các mặt phản xạ địa chấn (line 2) qua trung tâm mỏ Y [1] Hình 3.3. Bản đồ các mặt phản xạ địa chấn (line 1) qua trung tâm mỏ Y [1]

Đặc điểm cấu trúc mỏ Y sẽ đƣợc mô tả chi tiết dựa trên cơ sở là bản đồ cấu tạo nóc các tập địa chấn BI.2, BI.1, C, D, E và các giếng khoan Y-1X, Y-2X, Y-3X.

Hình 3.6 Bản đồ cấu tạo nóc tập E trên [1]

Tập BI.2, BI.1 (Điệp Bạch Hổ): Dựa vào bản đồ cấu tạo nóc của hai tập địa chấn BI và BII nhận thấy mỏ Y chỉ là một cấu tạo đơn nghiêng, không có đứt gãy,

cao hơn ở phía Đông Nam và thấp dần về phía Tây Nam. Độ sâu nóc thay đổi BI: 1800 ÷ 2100 m, BII: 2100 ÷ 2500 m.

Tập C (Điệp Trà Tân, phụ điệp Trà Tân trên): Tập C có hệ thống đứt gãy hƣớng Đông Bắc-Tây Nam và một số đứt gãy nhỏ hƣớng Đông-Tây. Tại đây nhận thấy một cấu tạo khép kín, đỉnh tại độ sâu 2500 m, đáy 2520 m với diện tích bao phủ khoảng 0,5 km2 . Độ sâu nóc tập C thay đổi từ 2200 m đến 2700 m.

Tập D (Điệp Trà Tân, phụ điệp Trà Tân dưới): Cấu tạo địa chất bao gồm cả nếp lồi và nếp lõm. Các cấu tạo này đƣợc hình thành và chia cắt bởi hệ thống đứt gãy chính Đông Bắc-Tây Nam. Cấu tạo khép kín với đỉnh tại độ sâu 2720 m, đáy 2760 m, diện tích ~1,6 km2 . Độ sâu nóc tập D: 2400 ÷ 2900 m.

Tập E trên ( Điệp Trà Cú, phụ điệp Trà Cú trên): Hệ thống đứt gãy Đông Bắc-Tây Nam phân chia cấu tạo mỏ Y thành ba khu vực bao gồm: Y Bắc, Y trung tâm, Y Nam. Khu vực trung tâm đƣợc ngăn cách với khu vực phía Nam bởi một bán địa hào và đứt gãy F1. Đứt gãy F2 phân cách Y trung tâm với Y Bắc. Tại tập E, Y trung tâm là một cấu tạo khép kín, đỉnh 3050 m, đáy 3250 m, diện tích ~9,1 km2 , (Hình 3.6).

Hình 3.7. Bản đồ cấu tạo nóc tập E dƣới [1]

Tập E dưới (điệp Trà Cú, phụ điệp Trà Cú dưới): Hệ thống đứt gãy chính mở rộng theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam hình thành nên một địa hào và đứt gãy dốc đứng khép kín. Bên cạnh đó, hệ thống đứt gãy nhỏ phân chia cấu tạo Y thành các khối nhỏ hơn. Tại đây hình thành các vỉa chứa dầu khí E30, E40, E60, E70, đã đƣợc khảo sát bởi các giếng khoan Y-1X, Y-2X, Y-3X. Cấu tạo khép kín với đỉnh tại độ sâu 3230 m, đáy tại độ sâu 3620 m, diện tích 10,4 km2 . Chiều sâu nóc thay đổi từ 3000 đến 6500 m, (Hình 3.7).

Hình 3.8 Bản đồ cấu tạo nóc của móng [1] Bảng 3.1 Bảng liệt kê đặc điểm các tập địa chấn mỏ Y Bảng 3.1 Bảng liệt kê đặc điểm các tập địa chấn mỏ Y

Khu vực Tập địa chấn Đỉnh (m) Đáy (m) Chiều dày (m) Diện tích km2 Phƣơng đứt gãy Mỏ Y

BI.2, BI.1 Không có cấu tạo khép kín

C 2500 2520 20 0,5 Đông Bắc-Tây Nam Đông-Tây D 2720 2760 40 1,6 E trên 3050 3250 200 9,1 E dƣới 3230 3620 390 10,4 Đá móng 3450 4300 850 8,5

Đá móng: Có đứt gãy dốc đứng khép kín chạy dọc theo hƣớng Đông Bắc-Tây Nam. Đá móng đã đƣợc khảo sát bởi hai giếng Y-2X và Y-3X. Theo kết quả thử vỉa của hai giếng này, đây là đá granit có độ nứt nẻ cao. Cấu tạo khép kín đƣợc xác định với đỉnh ở độ sâu , đáy 3450 m, diện tích ~ 8,5 km2. Nóc có độ sâu thay đổi từ 3500

đến 7000 m. Tại bản đồ cấu tạo nóc của móng, xác định đƣợc Y trung tâm có chiều dài khoảng 8 km, rộng 1,5 km, (Hình 3.8).

3.3 Các tầng sản phẩm mỏ Y

Nhìn một cách tổng quan thì dầu khí trong mỏ Y chủ yếu tập trung ở tầng Oligoxen, tập E, môi trƣờng trầm tích là châu thổ sông, tam giác châu, đầm phá, hồ, băng,…Tầng chứa Oligoxen, tập E đƣợc phát hiện bởi các giếng khoan Y-1X và Y- 2X và Y-3X, gồm 2 phần chính: Oligoxen, tập E trên là tầng chứa thứ sinh (đƣợc chia thành hai phụ tập E30 và E40) và Oligoxen, tập E dƣới là tầng chứa nguyên sinh (đƣợc chia thành 2 phụ tập E60 và E70) và đá móng nứt nẻ.

Hình 3.9. Các tầng chứa thứ sinh E30, E40 mỏ Y [1]

3.3.1 Tầng chứa E30 (Oligoxen, tập E trên, phụ tập E30)

Tầng chứa E30 đƣợc phát hiện trong tất cả các giếng thăm dò (Hình 3.9). Thành phần chủ yếu là cát kết accô đƣợc trầm tích từ môi trƣờng sông, có màu từ trắng đến xám vừa, hạt từ mịn đến rất mịn, tròn cạnh đến tròn đều, độ chọn lọc hạt rất tốt, có lẫn thạch anh màu từ trong suốt đến mờ và một ít bột, kaolin, đá vôi. Chiều dày đƣợc ghi nhận nhƣ sau: 40,9†41,3m (Y-2X và Y-3X) đến 48,3 m (Y-1X) chiều dày hiệu dụng dao động trong khoảng từ 9,4 m/11,2 m/15,6m (Y-1X, Y-2X,

Y-3X). Độ rỗng trung bình 11,3 †13,9 % và độ bão hòa nƣớc trung bình từ 26,7 % đến 33,9%.

3.3.2 Tầng chứa E40 (Oligoxen trên, tập E, phụ tập E40)

Tầng chứa E40 đƣợc phát hiện duy nhất trong giếng Y-1X, đƣợc phân biệt với tầng chứa E30 bởi tầng cát sạch có lẫn sét, bao gồm các lớp mỏng xếp chồng lên nhau, (Hình 3.9). Thành phần chủ yếu là cát kết màu xám trắng đến xám đen, hạt từ vừa đến mịn, đôi khi có lẫn hạt thô, tròn cạnh đến tròn đều, độ chọn lọc từ kém đến tốt, đƣợc gắn kết bởi xi măng canxit, có lẫn một ít cacbonat. Môi trƣờng trầm tích chủ yếu là kênh, đầm phá, hồ. Chiều dày trung bình 37,4 m và chiều dày hiệu dụng 8 m, độ rỗng trung bình 12,9 %, độ bão hòa nƣớc 29 %. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.10. Các tầng chứa E60 mỏ Y [1]

3.3.3 Tầng chứa E60 (Oligoxen dưới, tập E, phụ tập E60)

Tầng chứa E60 đƣợc phát hiện trong tất cả các giếng thăm dò. Tầng chứa E60 đƣợc xác định bắt đầu từ bên dƣới tầng sét bitum 1 và kết thúc ở đỉnh tầng sét bitum 2, (Hình 3.10). Thành phần chủ yếu là cát kết accô màu xám sáng đến xám nâu, thỉnh thoảng có xám trắng, trong suốt đến mờ, hạt từ mịn đến rất mịn, thỉnh thoảng có hạt thô, tròn cạnh đến tròn đều, độ chọn lọc trung bình, có lẫn một ít mica. Môi trƣờng trầm tích chủ yếu là sông, băng, đầm phá, lũ. Chiều dày tại các giếng khoan:

115,4 m (Y-2X), 124,6 m (Y-3X) đến 239,7 m (Y-1X), chiều dày hiệu dụng từ 16,8 m / 50,2 m / 89,9m (Y-1X, Y-2X, Y-3X), độ rỗng trung bình từ 9 ÷ 9,9 %, độ bão hòa nƣớc từ 33,0 ÷ 35 %.

Hình 3.11. Các tầng chứa E70 mỏ Y [1]

3.3.4 Tầng chứa E70 (Oligoxen dưới, tập E, phụ tập E70)

Tầng chứa E70 đƣợc phát hiện trong giếng Y-2X và Y-1X, Y-3X. Vị trí tầng E70 bắt đầu bên dƣới tầng sét bitum 2 và phủ lên tầng đá móng, (Hình 3.11). Thành phần chủ yếu là cát kết màu xám đến xám nhạt, có lẫn 20 ÷ 30% hạt thạch anh và một ít fenpat, hạt từ thô đến vừa, góc cạnh đến tròn cạnh. Môi trƣờng trầm tích là sông, băng, đầm phá, lũ. Chiều dày từ 101,6 m (Y-2X) đến 155,1 m (Y-3X) và chiều dày hiệu dụng 40,5 m / 47,5 m (Y-2X / Y-3X), độ rỗng trung bình 13,1 ÷ 13,3%, độ bão hòa nƣớc 32,1 ÷35,9%.

3.3.5 Tầng chứa trong đá móng nứt nẻ

Đá móng nứt nẻ đƣợc phát hiện bởi hai giếng Y-2X và Y-3X, hình thành từ các quá trình kiến tạo đến các hoạt động trầm tích và tái trầm tích, (Hình 3.12). Thành

Một phần của tài liệu Luận Văn đánh giá tầng chứa oligoxen e70 từ kết quả minh giải thử vỉa dst giếng khoan y – 3x, mỏ y, lô 09 – 2 (Trang 30)