- Phương thức nhờ thu D/P Điện chuyển tiền – T/T
Những yếu tố văn hóa
Để những chuyến giao dịch kinh doanh ở nước ngoài thành công, người kinh doanh cần tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của những nước sẽ lui tới. Sự linh hoạt và thích ứng văn hóa chính là những nguyên tắc mang tính định hướng cho những chuyến đi vì mục tiêu kinh doanh. Phương pháp và cách thức kinh doanh, phong tục tôn giáo, chế độ ăn uống, sự hài hước và y phục bề ngoài có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia. Một số yếu tố cần cân nhắc dưới đây:
• Không bao giờ chạm vào đầu hoặc ném vật gì qua đầu của người Thái, cái đầu được coi là rất linh thiêng ở cộng đồng người Thái Lan.
• Tránh sử dụng hình tam giác ở Hồng Kông, Triều Tiên và Đài Loan, hình tam giác được cho là hình khối kiêng kỵ ở đây.
• Số 7 bị coi là con số không may mắn ở Kê-ny-a nhưng lại được coi là may mắn ở Sec- Slovakia và nó có ý nghĩa kỳ diệu ở Bê-nanh. Số 10 là con số không may mắn ở Triều Tiên và số 4 có nghĩa là chết chóc ở Nhật Bản.
• Màu đỏ là màu có ý nghĩa tích cực ở Đan Mạch nhưng nó lại là biểu tượng của yêu thuật hay sự chết chóc ở các nước Châu Phi.
• Một cái gật đầu nghĩa là không ở Bun-ga-ri và bắt tay từ phía này sang phía khác có nghĩa là đồng ý/có.
• Ký hiệu “okay” (đồng ý/tán thành) thường được sử dụng ở Mỹ (ngón cái và ngón trỏ tạo thành một hình tròn và những ngón khác giơ lên, tuy nhiên, ký hiệu này lại có nghĩa là con số không (không tán thành) ở Pháp, và nó lại là biểu tượng về tiền bạc ở Nhật bản và lại có nghĩa là thô tục ở Bờ-ra-din.
• Người ta thường có hành động như giơ cánh tay với lòng bàn tay ngửa và ngón trỏ ra dấu “lại đây” ở Mỹ và ở một số nước, tuy nhiên, ở một số quốc gia khác nó lại biểu hiện sự thô tục.
• Ở Ê-ti-ô-pia, liên tục mở và đóng lòng bàn tay úp có nghĩa là “lại đây”
Hiểu và lưu ý những sự khác biệt về văn hóa là những điều kiện tối quan trọng để tìm kiếm sự thành công trong những hoạt động thương mại quốc tế và những chuyến đi nước ngoài vì mục tiêu kinh doanh. Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về thực tế kinh doanh, tập quán xã hội và nghi thức của một quốc gia có thể làm giảm vị trí của công ty trên thị trường, khó thực hiện được thành công các mục tiêu và cuối cùng là dẫn đến thất bại.
Một số đặc điểm về văn hóa các nhà kinh doanh nên đặc biệt lưu ý là những khác biệt trong cách thức kinh doanh, thái độ đối với việc phát triển quan hệ kinh doanh, cả thái độ đối với sự đúng giờ giấc, cách đàm phán, phong tục tặng quà, chào hỏi, tầm quan trọng của cử chỉ hành vi, ý nghĩa về màu sắc và con số, và phong tục về tước hiệu.
Ở một số nước, các nhà kinh doanh thường có kiểu đi trực tiếp vào vấn đề, trong khi ở một số nước khác thì các doanh nhân lại có xu hướng tế nhị. Chẳng hạn như ở Trung Đông, thường bắt đầu bằng những câu chuyện nhỏ trước khi chính thức đi vào chủ đề kinh doanh chính, đây là thực tế mang tính chuẩn mực ở đây.
Thái độ đối với sự đúng giờ giấc cũng không giống nhau ở các nền văn hóa và nếu không có sự hiểu biết đúng đắn, có thể dẫn tới sự nhầm lẫn và hiểu lầm. Người Ru-ma-ni, Nhật Bản và Đức thường rất đúng giờ trong khi ở nhiều nước La-tinh lại có vể thoải mái về vấn đề thời gian. Người Nhật coi việc đến muộn trong một cuộc họp/giao dịch kinh doanh là bất lịch sự nhưng nó lại được chấp nhận và thậm chí coi là mốt khi đến muộn trong một sự kiện mang tính xã hội. Ở Goa-tê-ma-la, một người có thể đến vào bất cứ lục nào từ sớm 10 phút đến muộn 45 phút trong bữa tiệc trưa.
Khi các nền văn hóa có sự giao thoa, một số hành vi đơn giản như sự chào hỏi cũng rất dễ xảy ra hiểu lầm. Sự chào hỏi truyền thống thường là cái bắt tay, cái ôm chặt, cọ mũi, một cái hôn, chắp tay trước ngực hay những cử chỉ khác. Thiếu kiến thức về những nghi thức chào hỏi của đất nước có thể dẫn đến những tình huống lúng tùng và bất tiện.
Người dân trên khắp thế giới sử dụng sự chuyển động của cơ thể và những cử chỉ để đưa ra những thông điệp. Đôi khi cùng một cử chỉ nhưng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Hiểu lầm về cử chỉ thường diễn ra trong giao tiếp giữa các nền văn hóa và sự hiểu sai có thể dẫn đến những phức tạp trong kinh doanh và sự bối rối mang tính xã hội.
Việc sử dụng đúng tên và chức danh thường gặp rắc rối trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Ở Anh, Pháp và Đan Mạch người ta thường dùng chức danh/tước hiệu trước khi kêu tên gọi. Tên gọi thường hiếm khi sử dụng trong giao dịch kinh doanh ở Đức. Doanh nhân đến thăm viếng
nên sử dụng tước hiệu trước họ của mình. Tước hiệu như “Ông Direktor” đôi khi được dùng để nói về vị thế, danh tiếng và cấp bậc. Tuy nhiên, người Thái lại dùng tên gọi và thay vì gọi tên họ đối với các dịp trang trọng và trong văn bản. Ở Bỉ, người ta rất coi trọng khi đưa các tước hiệu “Quý Ông” hay “Quý Bà” trong khi ở khu vực nói tiếng Hà Lan, các giao kinh doanh chỉ cần sử dụng thông thường kiểu như “Ông” hoặc “Bà”. Nhầm lẫn hai điều này bị coi là sự khiếm nhã lớn.
Các tập quán liên quan đến quà tặng là cực kỳ quan trọng, cần thiết phải hiểu rõ. Ở một số nền văn hóa, việc tặng một món quà không thành có thể bị xem như là điều lăng mạ, trong khi đó ở một số nước thì tặng quà lại bị xem là sự công kích/gây gổ. Các nhà quản trị kinh doanh cũng cần biết khi nào thì nên tặng quà – ngay từ cuộc viếng thăm đầu tiên hay là sau đó; địa điểm nào thì thích hợp cho việc tặng – nơi riêng tư hay công cộng; nên tặng loại quà gì cho phù hợp; màu sắc gì; và nên tặng số lượng là bao nhiêu
Tặng quà là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh ở Nhật Bản. Ở nước này, ngay tại cuộc gặp gỡ đầu tiên, người ta hay tặng nhau quà. Ngược lại, ở Đức việc tặng quà hầu như không có và cũng không được coi trọng. Tặng quà cũng không phải là một tập quán thông thường ở Bỉ hay ở Anh. Ở hai nước này, thì khi bạn được mời tới nhà ai đó thì hoa là món quà rất phù hợp. Những tập quán liên quan đến trao đổi danh thiếp trong giao dịch kinh doanh cũng có thay đổi. Mặc dù điều này dường như không mấy quan trọng, nhưng qua quan sát có thể thấy việc trao đổi danh thiếp là một phần quan trọng trong thủ tục kinh doanh của mỗi nước. Chẳng hạn như phong cách nhận danh thiếp và đút ngay vào túi của người phương Tây có thể bị cho là khiếm nhã ở Nhật Bản. Kiểu cách được cho là đúng mực là nhìn tấm danh thiếp một cách chăm chú, đọc kỹ phần chức danh, cơ quan của người đó và thừa nhận việc đó thông qua một cái gật đầu với hàm ý rằng mọi thông tin đã được người nhận nắm rõ, và cũng có thể đưa ra một số câu hỏi hay bình luận một cách lịch sự.
Đàm phán - một quá trình phức tạp thậm chí giữa các bên trong cùng một quốc gia - sẽ càng phức tạp hơn trong giao dịch quốc tế do dễ nảy sinh những hiểu lầm do khác biệt văn hóa. Điều quan trong là cần phải hiểu rõ tầm quan trọng về những cấp bậc ở nước khác; biết ai là nười ra quyết định; hiểu rõ phong cách kinh doanh của công ty nước ngoài và hiểu thực chất về những thỏa thuận/hiệp định của đất nứơc, tầm quan trọng của những cử chỉ và nghi thức trong đàm phán.
Điều quan trọng là cần hiểu rõ, thông qua việc đọc hay đào tạo, những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh, quan điểm trong quản lý, phương pháp kinh doanh và những thói quen tiêu dùng của đất nước mà mình có kế hoạch thăm viếng. Điều này không có nghĩa là những người tham gia chuyến đi phải hòa mình vào cộng đồng bản xứ khi thực hiện chuyến công tác nước
ngoài. Nó cũng không có nghĩa là người tham gia chuyến đi sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi phong tục và những thủ tục về kinh doanh của đất nước mà mình sẽ đến,
Trước khi đi tới một thị trường mới, bạn nên học nhiều về văn hóa để tránh gặp phải những tình huống bối rối. Chẳng hạn như, ở Mexico thường có phong tục hỏi thăm về gia đình và vợ con trong khi ở Trung Đông thì điều này lại bị cho là cấm kỵ. Vỗ nhẹ vào lưng một đồng nghiêp Mỹ để chúc mừng là điều rất bình thường, nhưng ở Nhật Bản hành động đó bị coi là bất lịch sự. Quần áo, lời nói, dáng điệu và hành động là những điều cần phải chú ý trong khi thực hiện những hoạt động kinh doanh quốc tế.
Một lưu ý quan trọng là tôn giao và kỳ nghỉ lễ quốc gia. Nếu muốn thực hiện các giao dịch kinh doanh vào ngày 04 tháng 07 ở Mỹ thì sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể thực hiện được. Ngược lại, những ngày khác nhau có ý nghĩa đặc biệt ở nhiều nước. Một số nước có kỳ nghỉ lễ dài theo tiêu chí như ở Mỹ làm cho các hoạt động kinh doanh trở nên rất khó khăn. Chẳng hạn như, kinh doanh ở Ả Rập Xê Út sẽ khó thực hiện trong tháng ăn chay trước lễ hội tôn giáo Ra- ma-đan.
Nên cố gắng có được những thông tin về văn hóa từ những nhà kinh doanh, là những người đang ở nước ngoài hay những người thành thạo về khu vực thị trường cụ thể. Một nghiên cứu và quan sát nhỏ về hành vi văn hóa có thể là một bước tiến xa trong thương mại quốc tế. Ngược lại, thiếu sự hiểu biết về tập quán của đối tác, các giao dịch kinh doanh có thể bị ảnh hưởng và ngừng trệ.
Ph
ụ lục số 11