Cách thức làm mạnh thương hiệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu MARKETING - nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu (Trang 140 - 141)

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng e ngại những sản phẩm công nghiệp có sử dụng nhiều hoá chất gây tác hại cho môi trường và sức khoẻ, các công ty trên thế giới thuộc nhiều lãnh vực công nghiệp khác nhau đang tìm cách làm mới hình ảnh của mình bằng những chiến dịch quảng cáo đề cao yếu tố tự nhiên của sản phẩm…

Thông thường, những người tiêu dùng bình thường rất ít khi biết đến những công trình nghiên cứu, sáng tạo trong ngành năng lượng và dầu lửa trên thế giới. Nhưng gần đây, một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã thực hiện những chiến dịch quảng cáo nhằm công bố những hoạt động nghiên cứu, sáng tạo gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên của họ đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, BP công ty dầu khí đứng hàng thứ hai trên thế giới hứa hẹn sẽ thành lập một công ty sản xuất năng lượng thay thế dầu lớn nhất thế giới. BP hy vọng rằng công ty nói trên, với số vốn đầu tư hàng tỉ USD, sẽ có khả năng tạo ra một doanh thu 6 tỉ USD/năm trong 10 năm tới. General Electic (GE) thì đang tập trung vào lĩnh vực

công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường, bao gồm năng lượng gió và làm cho công chúng biết đến hoạt động này thông qua chiến dịch mang tên “Ecomagination“.

Điều đó có nghĩa là các công ty trong lĩnh vực dầu khí đang dùng những chiến dịch quảng cáo như vậy nhằm “đánh bóng“ nhãn hiệu của mình, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng trở nên nhạy cảm hơn trước những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực này. Theo kết quả của một khảo sát mới đây thì 71% người tiêu dùng có cái nhìn không thiện cảm đối với các công ty dầu khí.

Không chỉ có các công ty ngành dầu khí mới thực hiện những chiến dịch quảng cáo nhằm xây dựng cho mình một hình ảnh thân thiện hơn với môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, mà các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống cũng đang ráo riết vận dụng. Hồi đầu năm nay, Pepsi đã tung ra một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm nước uống 7-Up “không cola“, có nguồn gốc tự nhiên 100% và tốt cho sức khoẻ. Có mặt trên thị trường từ năm 1929 với thành phần chính có chứa lithium citrate (một loại dược phẩm có khả năng tạo ra trạng thái ổn định cho cơ thể người), 7-Up được xem là một “kỳ phùng địch thủ“ của sprite, một nhãn hiệu tương tự của Coca-cola, trong suốt mấy thập niên liền. Chính cuộc đua dai dẳng này và xu hướng người tiêu dùng Mỹ ngày càng ít dùng nước ngọt có chất kích thích đã khiến Pepsi phải nghĩ đến việc thay đổi công thức chế biến 7-Up theo hướng không dùng lithium citrate và một số hoá chất khác từ năm 1998. Theo Pepsi, trong thành phần của 7-Up hiện nay không có các hoạt chất nhân tạo hay chất bảo quản, mà chỉ có năm chất tự nhiên, còn hàm lượng soda cũng được giảm đáng kể. Trong thành phần của 7-Up hiện nay có đường fructoza được chiết xuất từ bắp.

Đề cao tính năng bảo vệ môi trường của sản phẩm cũng là một xu hướng đang được các công ty sản xuất xe hơi hàng đầu trên thế giới theo đuổi nhằm củng cố hình ảnh của mình. Tháng 1/2004, Toyota đã khá thành công với Prius, với một loại xe sedan nhỏ tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường (thế hệ xe hybrid). Trước bờ vực phá sản, đầu năm nay GM cũng đã giới thiệu các loại xe buýt hybrid mang nhãn hiệu GM Hybrid Powered Bus đến nhiều thành phố của Mỹ như Seattle, Philadelphia, Houston, Minneapolis, Portland và Honolulu. Trong khi đó, từ năm 2005, Ford đã bắt đầu sản xuất các loại xe hybrid hiện đang chiếm khoảng 4% trong tổng số xe bán ra (7 triệu chiếc/năm) trên toàn cầu.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

Một phần của tài liệu nghiên cứu MARKETING - nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu (Trang 140 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)