Xây dựng mục tiêu cụ thể dài hạn, bên cạnh đó là các mục tiêu ngắn hạn cho tiêu thụ sản phẩm và quyết tâm thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản (Trang 60 - 65)

II. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp

2.Xây dựng mục tiêu cụ thể dài hạn, bên cạnh đó là các mục tiêu ngắn hạn cho tiêu thụ sản phẩm và quyết tâm thực hiện mục tiêu

hạn cho tiêu thụ sản phẩm và quyết tâm thực hiện mục tiêu

Mục tiêu quyết định cho tương lai của doanh nghiệp, và là hướng đến để doanh nghiệp phấn đấu thực hiện. Vì vậy xác định mục tiêu cho công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm phải được coi trọng và định hướng rõ ràng trong từng thời kỳ .Định hướng hoạt động dài hạn là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp. Không có mục tiêu cụ thể hoặc mục tiêu không được thiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt không gắn được với dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy vai trò của cục bộ trong cái toàn bộ. Mục tiêu là cơ sở vững chắc cho hoạt động nghiên cứu thị trường - triển khai kinh doanh, đặc biệt trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Thực tế đã chứng minh phần lớn các sai lầm của doanh nghiệp có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng mục tiêu chiến lược hoăch có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược và sự thực hiện chúng. Mục tiêu rõ ràng còn tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Đối với công ty TNHH Nhật Bản, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong công tác xây dựng và thực hiện mục tiêu đề ra. Hiện nay công ty đã có được mục tiêu cho sự phát triển sản phẩm nhưng mục tiêu đó cần rõ ràng hơn nữa và cần có sự quan tâm đúng mức.Bên cạnh những mục tiêu lớn, công ty nên đề ra những mục tiêu nhỏ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh sản phẩm để có thể có được hướng đi hợp lý, có được chiến lược trong từng giai đoạn phát triển.Tránh lệch lạc, sai phương hướng và sự chung chung trong công tác thực hiện. Đặc biệt trong công tác duy trì và phát triển thị trường tỉêu thụ sản phẩm là một quá trình liên tục. Công ty

phải luôn luôn vận động và hoạt động trong môi trường biến động liên tục.Trong lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực ngành trong tương lai mục tiêu lớn nhất của công ty sẽ trở thành nhà phân phối sản phẩm Khóa hàng đầu Việt Nam, công ty sẽ phải làm tất cả những gì để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra. Từ đó công ty sẽ xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm dài hạn hướng tới mục tiêu. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn có thể có các mục tiêu nhỏ để hướng tới cho mục tiêu lớn hơn, cụ thể như : trong vòng 5 năm đầu công ty sẽ phấn đấu sẽ trở thành nhà cung cấp Khóa uy tín nhất miền bắc, khẳng định được thương hiệu khóa của công ty trên thị trường, sau đó sẽ chiếm lĩnh các thị trường khác. Đạt được mục tiêu ngắn hạn công ty sẽ có những giải pháp và chính sách riêng đảm bảo luôn luôn trong phát triển hướng tới mục tiêu.Mục tiêu nhỏ sẽ làm tiền đề phát triển cho mục tiêu lớn hơn của công ty

Như vậy việc xác định được mục tiêu đúng sẽ giúp cho công ty luôn luôn trong tư thế chủ động trước công việc và môi trường, một sự cân bằng động hướng đích.Mục tiêu đúng sẽ dẫn tới những hành động đúng. Bên cạnh đó công ty để công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm được hiệu quả công ty cũng phải xác định cho mình sự quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra, nói như vậy nhưng việc xác định rõ tinh thần là rất quan trọng. Có quyết tâm mới có được thành công, Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh cao không chỉ với các doanh nghiệp nhà nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài thì bất cứ mọi lúc nơ là, chủ quan,hay thiếu sự quan tâm sẽ bị đối thủ tận dụng mất thời cơ . Vì vậy công ty cần cẩn thận xác định hướng đi vững chắc cho mình.

3.Xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả

Một chiến lược sản phẩm hiệu quả sẽ là rất quan trọng trong công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm cho công ty.Chúng ta đều đã biết

tầm quan trọng và tầm ảnh hưởng của chiến lược đối với một tổ chức, nhưng để có được sự thành công thì chiến lược đó phải thực sự khả thi và hiệu quả. Mục tiêu cũng sẽ là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chiến lược, mục tiêu lớn thì đi kèm sẽ là chiến lược lớn. Mỗi chiến lược cũng sẽ xác định mục tiêu và phương hướng phát triển cho doanh nghiệp. Chính khuôn khổ của chiến lược sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh đầy biến động của nền kinh tế thị trường. Hơn nữa chiến lược kinh doanh luôn được xây dựng, lựa chọn và thực thi dựa trên cơ sở các lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đánh giá đúng thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi xây dựng chiến lược và thường xuyên soát xét các yếu tố nộ tại khi thực thi chiến lược. Chiến lược sản phẩm sẽ được xây dựng cho các sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó đặt doanh nghiệp vào thế phải dây dựng , lựa chọn, thực thi chiến lược cũng như tham gia kinh doanh trên thương trường đã có chuẩn bị và có thế mạnh.

Sau đây em xin đưa ra một nhóm các mô hình chiến lược phát triển : vào sâu thị trường, mở rộng sản phẩm áp dụng vào xây dựng chiến lược sản phẩm cho công ty TNHH Nhật Bản.

Các chiến lược phát triển

Sản phẩm hiện nay Sản phẩm mới

* Chiến lược phát triển thị trường sản phẩm hiện hữu ( phát triển sản phẩm hiện nay trong thị trường hiện nay)

Thường thì thị trường hiện hữu là con đường phát triển hấp dẫn nhất. Nó cho doanh nghiệp một cái nền để xây dựng và một cái đà để bắt trớn. Hơn nữa doanh nghiệp có thể đã sẵn có kinh nghiệm, kiến thức và tài nguyên ở trong thị trường này rồi. Chỉ cần tăng thị phần là có phát triển, hoặc tăng sự sử dụng của cơ sở khách hàng hiện hữu cũng có phát triển.

- Tăng thị phần : Công ty có thể tăng thị phần bằng những hành động chiến thuật nhu quảng cáo, chiết khấu giảm giá , xúc tiến thương mại, giảm giá bán lẻ…Cách này sẽ gây tốn kém nên chỉ có thể áp dụng trong khoảng ngắn hạn. Công ty nên tạo ra một hình ảnh ấn tượng và dịch vụ khuyến mãi tốt khách hàng từ đó làm tăng giá trị khách hàng hoặc làm vô hiệu hóa các

5.Đa dạng hóa sản phẩm mới hoặc thị trường mới

- Có liên quan-Không liên quan -Không liên quan

4. Hội nhập theo chiều dọc

-Hội nhập theo chiều xuôi -Hội nhập theo chiều ngược

3. Mở rộng thị trường

-Mở rộng địa lý

-Nhắm vào phân khúc mới

1.Phát triển trong thị trường sp hiện nay

-Tăng thị phần

-Tăng sự sử dụng sản phẩm -Tăng tần số sử dụng -Tăng số lượng sử dụng

-Tìm ứng dụng mới cho người sử dụng

2.Mở rộng sản phẩm

-Thêm nét đặc trưng cho sản phẩm, hoàn thiệ sản phẩm

-Đưa ra thế hệ sản phẩm mới

-Đưa ra sản phẩm mới cho thị trường hiện nay Thị trường hiện nay Thị trường Mới

dịch vụ của đối thủ; muốn thế công ty phải tăng tài sản và năng lực của mình so với đối thủ.

- Tăng tần số sử dụng sản phẩm : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng thị phần là đụng chạm đến đối thủ một cách trực tiếp, và do đó thúc giục sự phản ứng lại của đối thủ. Còn tăng sử dụng sản phẩm của mình trong cơ sở khách hàng hiện hữu thì không đe dọa mấy đối với đối thủ.Trước khi đưa ra chương trình tăng sự sử dụng của khách hàng công ty cũng nên đặt ra những câu hỏi cơ bản về khách hàng và hệ thống tiêu thụ mà sản phẩm đang gắn kết. Tại sao sản phẩm không được tiêu dùng nhiều hơn? Có rào cản nào không? Ai là người sử dụng ít, có tác động nào để họ sử dụng nhiều hơn không? Còn người đang sử dụng nhiều thì sao?

Người đang dùng nhiều thường là mục tiêu dễ đạt nhất. Đã mua hai thì có thể mua bốn, mua sáu. Vậy công ty nên nhắm vào phân khúc người dùng nhiều quá, dùng đến dư thừa, bằng một cách đối xử đặc biệt để duy trì và khuyến khích họ. Thí dụ như khách hàng dùng nhiều hay mua nhiều sản phẩm Khóa của doanh nghiệp, khách hàng lâu năm sẽ được ưu đãi về khía cạnh nào đấy, có thể là giá cả hoặc dịch vụ với họ. Họ sẽ cảm thấy hài lòng và tiếp tục tiêu dùng nhiều sản phẩm của công ty

Cũng không nên quên người đang tiêu dùng ít , vì họ có tiềm năng dùng nhiều.Mà hãy quan tâm vào lý do tiêu dùng của họ từ đó có những chính sách thuyết phục,lôi kéo họ tiêu dùng nhiều sản phẩm.Có ba cách công ty có thể áp dụng :

.Thông báo nhắc nhở : Đối với một số bối cảnh sử dụng thì sự hiểu biết đến hay sự gợi nhớ lại một nhãn hiệu là lực dẫn dắt việc sử dụng. Những người biết về sản phẩm và công dụng của nó có thể không nghĩ ra việc sử dụng sản phẩm vào những dịp đặc biệt nếu không có sự nhắc nhở . Có thể cần đến những quảng cáo nhắc nhở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản (Trang 60 - 65)