Những nhược điểm và tồn tạ

Một phần của tài liệu điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường (Trang 56 - 60)

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THU SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP

5. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp may

5.2. Những nhược điểm và tồn tạ

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng trong những năm qua Xí nghiệp cũng gặp không ít những khó khăn và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Những tồn tại này được thể hiện thông qua phần dưới đây

- Đối với mặt hàng quốc phòng, nhu cầu có xu hướng giảm xuống do sự tinh giảm biên chế trong Quân đội. Chất lượng sản phẩm chưa thật cao, có hiện tượng nhầm số đo và trong giao hàng còn lỡ hẹn với khách hàng. Giá cả không phù hợp với nhu cầu thực tế

- Qui mô thị trường nội địa của của Xí nghiệp còn nhỏ. Đặc biệt Xí nghiệp gặp khó khăn rất lớn đối với thị trường bán lẻ, thị trường này chỉ đem lại 20% doanh thu nội địa và chịu sự cạnh tranh găy gắt. Do các hoạt động marketing của Xí nghiệp còn yếu đặc biệt là chính sách giá cả còn kém linh hoạt, ít co dãn, hệ thống phân phối không đầy đủ, địa điểm và lực lượng bán hàng mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, việc khuếch chương và quảng bá sản phẩm chưa được đầu tư đúng mức. Hơn nữa các sản phẩm kinh tế của Xí nghiệp còn nghèo nàn về kiểu dáng ,màu sắc , chất lượng vải...

- Vốn lưu động của Xí nghiệp còn khá nhỏ trong tổng nguồn vốn và thiếu hụt cho hoạt động sản xuất kinh doanh và do vậy đã hạn chế đến tốc độ quay vòng của vốn và hiệu quả sử dụng vốn

- Thị trường xuất khẩu chưa ổn định, lượng gia công hàng năm chưa đều. Các khách hàng truyền thống có xu hướng tiêu dùng giảm

đ Nguyên nhân của sự tồn tại

* Nguyên nhân khách quan

- Do cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực làm cho giá gia công trên thị trường thế giới giảm xuống và nhu cầu một số thị trường chủ yếu của Việt nam trên trường quốc tế có xu hướng giảm xuống. Đồng thời cơ chế đấu thầu hạn ngạch Quota sang thị trường Châu âu có sự cạnh tranh găy gắt từ phía các Doanh nghiệp trong nước . Vì

vậy đã ảnh hưởng đến số lượng mặt hàng gia công và giá trị gia công của Xí nghiệp trong thời gian vừa qua

- Tình trạng hàng nhập lậu ( nhất là hàng Trung quốc )., gian lận thương mại và một số chế độ chính sách chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt nam nói chung và hoạt động sản suất kinh doanh của Xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là luật thuế VAT đã gây cho Xí nghiệp không ít khó khăn trong việc xác định giá thành, giá bán sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm đồng phục

- Nhu cầu sản xuất hàng quốc phòng tập trung vào quí III và quí IV với số lượng lớn gây ra mất cân đối cục bộ về năng lực sản xuất làm cho việc sắp xếp công việc trong cả năm của Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn

- Trong một số năm qua thời tiết diễn biến bất thường, có năm nắng nóng, có năm gió bão lụt lội ảnh hưởng đến việc sản suất và tiêu thụ sản phẩm đặc biệt sản phẩm có tính mùa vụ như dệt may

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác đảm bảo nguyên vật liệu cho mặt hàng quốc phòng chậm so với tiến độ, chất lượng chưa ổn định, còn có tình trạng hụt khổ. Một số nguyên vật liệu đặc chủng phải nhập ngoại, phương tiện vận tải thiếu nên việc tổ chức cấp thẳng nguyên vật liệu gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến hiện tượng nhầm số đo và giao hàng lỡ hẹn

- Công tác nghiên cứu, dự báo thị trường còn yếu, chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có bộ phận Marketing chuyên trách, mới chỉ hình thành sơ bộ đội ngũ nhân viên làm thị trường với kinh nghiệm còn non yếu, chưa được đào tạo căn bản. Các chính sách marketing chưa rõ ràng, chưa có sách lược cụ thể đối với từng thị trường và từng mặt hàng. Vì vậy đã hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp

- Xí nghiệp chưa thành lập bộ phận chuyên thiết kế , tạo mẫu cho khách hàng mà chủ yếu chỉ dựa vào mẫu mã của khách hàng gửi đến. Điều này gây ra sự bị động trong đàm phán với khách hàng và tổ chức cung ứng sản phẩm. Hơn nữa không phát huy được sự sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, đặc biệt là

không tạo ra được các bản sắc riêng của Xí nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm đặc trưng của mình. Mặt khác, Xí nghiệp đưa rất ít các sản phẩm của mình đã thực hiện của mình với khách hàng vào các catalogues giới thiệu sản phẩm. Điều này rất khó cho Xí nghiệp có thể giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình với khách hàng nhất là đối với những khách hàng đến với Xí nghiệp làn đầu tiên, chưa biết nhiều về Xí nghiệp

- Xí nghiệp còn phụ thuộc qua nhiều vào khách hàng, nhất là các khách hàng nước ngoài. Do đó Xí nghiệp chỉ làm công đoạn sản xuất và giao hàng đúng thời hạn, còn mẫu mã, số đo, nguyên liệu đều của họ. Vì vậy gía trị thu được từ gia công xuất khẩu thấp, đồng thời việc xây dựng hình ảnh của Xí nghiệp và phát triển thị trường của Xí nghiệp gặp nhiều khó khăn

- Gần đây Xí nghiệp tiến hành mở rộng qui mô sản xuất, phải tuyển thêm lao động mới, tay nghề chưa cao cộng với số lao động lâu năm, lớp thì có tuổi, lớp thì về hưu. Đồng thời Xí nghiệp mới trong giai đoạn tiếp cận với hệ thống quản lý chất lượng ISO9001. Còn trước kia bộ phận này vẫn hoạt động theo lối truyền thống. Tức là làm song mới kiểm tra chất lượng sản phẩm. Dẫn đến tình trạng sai hỏng và làm lại nhiều gây lãng phí và nâng cao chi phí . Hoạt động này được ví như việc “ Sản xuất ra chiếc bánh mì cháy, sau đó mới làm sạch nó “. Do vậy chất lượng sản xuất ra không được đồng đều, cá biệt có những sản phẩm bị lỗi

- Xí nghiệp đảm nhận hầu hết các công tác phân phối, làm phân tán hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa thấy được vai trò quan trọng của các tổ chức thương mại và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên thị trường. Mặt khác kênh phân phối của Xí nghiệp còn đơn sơ, mạng lưới tiêu thụ còn mỏng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường - Việc đầu tư cho hoạt động bán hàng còn ít nếu so sánh chi phí này

với tổng doanh thu bán được, hơn nữa hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được Xí nghiệp tiến hành, một công cụ hữu ích để Xí nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng

PHẦN III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP MAY ĐO X19

Một phần của tài liệu điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w