Nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 vào 6 tháng cuối năm 2001 để nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường (Trang 69 - 74)

II. Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Xí nghiệp may đo X19 thuộc Công ty 247 Bộ quốc

2. Nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 vào 6 tháng cuối năm 2001 để nâng cao chất lượng sản phẩm

cuối năm 2001 để nâng cao chất lượng sản phẩm

Thực hiện tốt công tác tiêu chuẩn hoá và kiểm tra chất lượng sản phẩm là biện pháp quan trọng để quản lý và nâng cao trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Điêù này phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ của Xí nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm quốc phòng theo yêu cầu chính qui hiện đại của Quân đội và nâng cao khẳ năng cạnh tranh của sản phẩm kinh tế ( Comple, áo jacket, sơ mi, quần âu, măngtô... ), xuất khẩu mở rộng thị phần và thị trường của Xí nghiệp. Chống lại sự cạnh tranh và sự lấn lướt của hàng ngoại nhập và vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO9000 vào sản suất là một trong những giải pháp thực tế nhất để Xí nghiệp thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trên. Bởi vì hiện nay, đăng kí và hoạt động theo các tiêu chuẩn của ISO9000 đã và đang trở thành điều kiện kiên quyết cho việc xâm nhập thị trường nước ngoài, chứng nhận phù hợp với ISO9000 là chứng minh thư chất lượng tốt nhất để cho Xí nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ của mình. Đồng thời thể hiện lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của Xí nghiệp. Song để áp dụng ISO9000 trong giai đoạn hiện nay ở Xí nghiệp là việc làm mới mẻ và hết sức khó khăn, cần phải có sự phối hợp của các bên, trong đó cần có sự hỗ trợ về tài chính của phòng không- không quân, Bộ quốc phòng và sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong toàn Xí nghiệp. Chi phí dự kiến cho việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9001 này là 300 triệu đồng từ việc chuẩn bị cho đến khi áp dụng thành công. Tuy nhiên, tiêu chuẩn ISO9000 cũng là những tiêu

chuẩn, những quy tắc chung có tính chất định hướng vẫn đang không ngừng được nghiên cứu và hoàn thiện cho phù hợp với những biến đổi của nhu cầu. Cho nên khi triển khai áp dụng ISO9001, Xí nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn một mô hình phù hợp và có những bước chuẩn bị và triển khai thích hợp tránh hấp tấp cũng như quá cẩn trọng kéo dài. Chính vì vậy một số nội dung sau đây sẽ giúp cho Xí nghiệp trong việc chuẩn bị và triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9001

* Trước hết là sự chuẩn bị về nhận thức về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9000 trong toàn Xí nghiệp. Nó phải được thống nhất từ ban lãnh đạo Xí nghiệp đến cấp quản trị trung gian và thừa hành và các công nhân viên tham gia vào việc áp dụng hệ thống này. Bởi vì, chỉ có nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của ISO9000 tới nhiệm vụ và mục tiêu của Xí nghiệp thì nó mới chở thành động lực thúc đẩy Xí nghiệp áp dụng thành công hệ thống này vào sản xuất

Để chuẩn bị cho việc này, Xí nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp như thuê các chuyên gia đến toạ đàm, thuyết trình kết hợp với việc phát tài liệu cho cán bộ công nhân viên có liên quan, hoặc có thể tận dụng nguồn chuyên gia tại chỗ, những cán bồ có năng lực thực sự và am hiểu sâu về lĩnh vực này

* Thành lập tổ dự án nghiên cứu chuẩn bị các dự án và phương pháp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9000. Đây là vấn đề cốt lõi cho việc áp dụng thành công hay không thành công hệ thống chất lượng ISO9000 của các Doanh nghiệp Việt nam trong thời gian vừa qua và đối với Xí nghiệp cũng vậy. Tổ dự án này cần có những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm và am hiểu về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO9000, cũng như cách thức thực hiện để áp dụng thành công hệ thống này. Sau đây là một số cách mà Xí nghiệp có thể tiến hành lập tổ dự án: Thông thường các Doanh nghiệp Việt nam thuê chuyên gia của các tổ chức quốc tế mà các tổ chức này là người có thẩm quyền giám định chứng nhận Doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn ISO9000. Ưu điểm của hình thức thuê chuyên gia này là Xí nghiệp tận dụng được chất xám và kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài, nhất là tỷ lệ áp dụng thành công là rất lớn. Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là chi phí có thể rất cao. Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng có thể tự hình thành và đảm nhiệm công tác nghiên cứu dự án kết hợp với thuê tư vấn hoặc thuê các chuyên gia tư vấn trong nước và có thể tự tham khảo một số các mô hình áp dụng phù hợp với

Xí nghiệp. Ưu điểm của hình thức này là chi phí thấp hơn, tận dụng được nguồn chất xám hiện có. Nhược điểm là tổ dự án sẽ thiếu kinh nghiệm, không tường tận về cách thức tiến hành hoặc các mô hình tham khảo không phù hợp để Xí nghiệp tiến hành áp dụng, xác xuất áp dụng thành công là thấp hơn

* Ngoài ra công tác tiêu chuẩn hoá phải đi kèm với kiểm tra chất lượng sản phẩm. Do đó, Xí nghiệp cần chăm lo đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm để họ không chỉ dừng ở mức đối chiếu tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng sản phẩm mà phải trở thành những cố vấn đắc lực trong sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và hợp lý hoá quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Xí nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống văn bản tiêu chuẩn chất lượng ISO9001 cho Xí nghiệp như sổ tay chất lượng,qui trình thủ tục , hướng dẫn, các biểu mẫu. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho hệ thống kiểm tra giám định chất lượng, hệ thống thông tin và tiêu chuẩn chất lượng, phấn đấu để đạt được mục tiêu là Xí nghiệp được cấp giấy phép đăng kí tự kiểm tra chất lượng sản phẩm, không phải qua hệ thống kiểm tra của Bộ quốc phòng, của các tổ chức kiểm tra chất lượng trong nước hay của các khách hàng nước ngoài. Đồng thời xây dựng quy chế kiểm tra chất lượng chặt chẽ, hợp lý, hạn chế sự khiếu nại của khách hàng

Mặt khác khi tiến hành áp dụng và hoạt động theo các tiêu chuẩn ISO9001 Xí nghiệp cần quán triệt " Thực hiện kiểm tra chất lượng ở mõi khâu, mỗi công đoạn và từng bước công nghệ ", tránh hiện tượng làm sai rồi sửa và hạn chế thấp nhất sản phẩm phải qua bộ phận KCS. Việc phát hiện ra các sản phẩm hỏng, kém chất lượng không nên tìm kiếm sự quy kết lỗi ở cá nhân nào mà phải xem lai hệ thống đó hoạt động như thế nào. có rất nhiều trường hợp quy trình sản suất rất hiện đại, tổ chức và phân công rất chi tiết khoa học nhưng vẫn có những sản phẩm hỏng hoặc năng suất không cao là do người lao động chưa được huấn luyện kĩ. Trách nhiệm của người điều hành là không phải là khiển trách, kỉ luật hay phạt tiền mà phải hướng dẫn, đào tạo họ để họ thực hiện đúng kĩ thuật và qui trình công nghệ. Và đối với Xí nghiệp may X19 cũng vậy, do đặc điểm công nghệ dệt may là sử dụng nhiều lao động chân tay đòi hỏi thực hiện đúng thao tác kĩ thuật. Vì vậy việc chênh lệch về tay nghề và am hiểu công nghệ là không tránh khỏi. Người quản lý cần phải tăng cường giám sát và hướng dẫn người lao động làm theo đúng các

tiêu chuẩn kĩ thuật đặt ra, nhất là trong giai đoạn đầu áp dụng hệ thống ISO9001

* Việc áp dụng hệ thống ISO9001 cần thực hiện đồng bộ các khâu từ nghiên cứu mẫu mã, công nghệ sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu và tổ chức sản xuất. Nhưng hiện nay, công tác nghiên cứu mẫu mã của Xí nghiệp còn yếu kém, phụ thuộc chủ yếu vào mẫu mã của khách hàng. Mặc dù tại Xí nghiệp có phòng kĩ thuật nhưng phòng này lại có rất nhiều nhiệm vụ, chức năng, vừa thực hiện công tác nghiên cứu khoa học , kĩ thuật, công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, vừa có nhiệm vụ thiết kế mẫu, chế tạo sản phẩm mới, quản lý máy móc thiết bị, bồi dưỡng đào tạo công nhân kĩ thuật toàn Xí nghiệp, tổ chức hoạt động và các bịên pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường sinh thái ... Do vậy công tác thiết kế mẫu, chế tạo sản phẩm mới bị phân tán và không được đầu tư đúng mức. Cho nên việc hình thành bộ phận chuyên thiết kế mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới tách ra khỏi phòng kũ thuật là hết sức cần thiết. Phòng này sẽ có chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu thiết kế mẫu, chế tạo sản phẩm mới cho Xí nghiệp và phòng kĩ thuật tại Xí nghiệp sẽ triển khai tiến hành hướng dẫn kĩ thuật đến các tổ sản xuất. Việc chuyên môn hoá trong khâu này sẽ nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, góp phần đa dạng hoá sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và khai thác thêm các nhu cầu mới từ phía khách hàng. Đây sẽ là cơ sở để Xí nghiệp phát triển và mở rộng thị trường của mình

Tất cả các nội dung hoạt động trên của Xí nghiệp cần gắn với một bản kế hoạch cụ thể để vừa đảm bảo được tiến độ và hiệu quả áp dụng. Một bản kế hoạch như thế được khái quát như trong biểu trang sau

Sổ tay chất lượng mức A: Mô tả hệ thống chất lượng tương ứng với + Tiêu chuẩn được áp dụng

+ Chính sách chất lượng +Mục tiêu đã công bố

Các thủ tục qui trình mức B: Mô tả các hoạt động của từng đơn vị cần thực hiện mỗi yếu tố của hệ thống

Các tài liệu về chất lượng ( mẫu biểu, báo cáo, hướng dẫn công việc ) Mức C: Các tài liệu chi tiết về hướng dẫn công việc

Như vậy khi Xí nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9001 sẽ giúp Xí nghiệp khắc phục được tình trạng sản phẩm kém chất lượng bị tồn kho do không tiêu thụ được, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của Xí nghiệp, góp phần quan trọng vào việc phát triển và mở rộng thị trường đặc biệt là những sản phẩm cạnh tranh bằng chất lượng như sản phẩm của ngành dệt may

Biểu III.3: Kế hoạch hành động xây dựng hệ thống chất lượng ISO9001

Tháng 1

12233445566778899101 111 121

CHIẾN DỊCH NHẬN THỨC ISO9001

Bổ nhiệm đại diện ISO9001 Lập kế hoạch - Nhân lực Đào tạo và thông tin về chất lượng

Sổ tay chất lượng mức A Các thủ tục- Mức B

Hướng dẫn thủ tục- Mức C GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Đánh giá nội bộ

Hoạt động phòng ngừa và khắc phục

ĐÀO TẠO VỀ CHẤT LƯỢNG

Đánh giá mức độ phù hợp

Hoạt động phòng ngừa và khắc phục

Một phần của tài liệu điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w