Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của HS-SV ở một số trường THPT tại thành phố HCM về dịch vụ bán hàng qua mạng vủa PNJ Silver (Trang 25)

2.2.2.1. Thư điện tử (e-mail)

Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin ở dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận trước.

2.2.2.2. Thanh toán điện tử (electronic payment)

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message). Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới , như là:

SVTH: Vũ Ý Như 26

Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (FEDI - Financial Electronic Data Interchange) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử.

Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet.

Túi tiền điện tử (electronic purse, còn gọi là “ví điện tử”) nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ thông minh (smart card, hay còn gọi là thẻ giữ tiền - stored value card”.

Giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking) và giao dịch chứng khoán số hoá (digital securities trading).

2.2.2. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange)

Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác trong nội bộ công ty, hay giữa các công ty hoặc tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc vì các bên đối tác phải thoả thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin). Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế đã đưa ra định nghĩa pháp lý sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin”.

2.2.2.4. Giao gửi số hoá các dung liệu (Digital delivery of content)

Giao gửi số hoá các dung liệu là việc mua bán, trao đổi các sản phẩm mà người ta cần nội dung, tức là hàng hoá, chứ không cần tới vật mang hàng hoá như phim ảnh, âm nhạc, các chương trình truyền hình, phần mềm máy tính...Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm...nay cũng đã được

SVTH: Vũ Ý Như 27

đưa vào danh mục các dung liệu (content). Đồng thời, trên giác độ kinh tế - thương mại, các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trên Internet đều có ở mức phong phú, do đó một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác trực tiếp được lượng thông tin trên Web và phân tích tổng hợp lượng thông tin này sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

2.2.2.5. Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods)

Để tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các cửa hàng ảo (virtual shop) để thực hiện việc bán hàng. Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Vì là hàng hoá hữu hình nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng các phương tiện gửi hàng truyền thống để đưa hàng tới tay khách. Điều quan trọng nhất là khách hàng có thể mua hàng tại nhà (home shopping) mà không cần phải đích thân đi tới cửa hàng.

2.3. Các loại giao tiếp trong thương mại điện tử:

o Giao tiếp giữa người với người: qua điện thoại, thư điện tử, máy fax;

o Giao tiếp giữa người với máy tính điện tử: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử (Electronic form) và qua mạng Internet;

o Giao tiếp giữa máy tính điện tử với người: qua thư tín do máy tính tự động sinh ra, qua máy fax và thư điện tử;

o Giao tiếp giữa máy tính điện tử với máy tính điện tử: qua việc trao đổi dữ liệu có cấu trúc, thẻ thông minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch (barcoded data, cũng gọi là dữ liệu mã vạch).

2.4. Các giao dịch thương mại điện tử: 2.4.1 Căn cứ theo đối tượng giao dịch 2.4.1 Căn cứ theo đối tượng giao dịch

SVTH: Vũ Ý Như 28

quan hệ giữa các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Do vậy, căn cứ theo đối tượng giao dịch, trong thương mại điện tử có thể có các giao dịch sau:

 B to B (Business to Business): là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau và giao dịch bên trong doanh nghiệp (Business to Employee). Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông tin. Hình thức trao đổi này thường được các doanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và Extranet để giao dịch.

 B to C (Business to Consumer): là giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, minh hoạ cụ thể là việc bán hàng qua mạng, làm cho việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn vì người tiêu dùng có thể thực hiện việc xem hàng, mua hàng và thanh toán tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng. Đây chính là sự thể hiện việc điện tử hoá tiêu thụ khi mạng toàn cầu ra đời và phát triển.

 B to G (Business to Government): giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ, bao gồm việc trao đổi thông tin, mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement) và quản lý nhà nước về thuế, hải quan...

 C to G (Consumer to Government): giao dịch giữa người tiêu dùng với các cơ quan chính phủ nhằm trao đổi các thông tin về thuế, dịch vụ hải quan và các thông tin khác.

 G to G (Government to Government): giao dịch giữa các chính phủ nhằm mục đích trao đổi thông tin.

Trong các giao dịch trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp (B to B hoặc B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B to C hoặc B2C) là hai dạng giao dịch phổ biến trong thương mại điện tử đặc biệt là nếu xét trên góc độ thuần tuý kinh doanh.

SVTH: Vũ Ý Như 29 <1> Giao dịch bên trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp

 Thư tín điện tử trong nội bộ doanh nghiệp

 Xuất bản trực tuyến (trên Web) các tài liệu của công ty  Tra cứu các tài liệu, các dự án và các thông tin khác  Truyền gửi các thông tin khẩn cấp tới nhân viên  Quản lý tài chính và nhân sự

 Quản lý vật tư  Phục vụ hậu cần

 Gửi các thông tin hoặc báo cáo về xử lý đơn hàng cho người cung cấp hàng.

<2> Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

 Tra cứu thông tin về sản phẩm và hàng hoá (trên Web)  Đặt hàng

 Thanh toán các hàng hoá và dịch vụ

 Cung cấp các lao vụ trực tuyến cho khách hàng

Trước hết, về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử hiện nay. Khi áp dụng B2B, các doanh nghiệp xây dựng cho mình các Website trên mạng Internet nhằm giới thiệu về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp cho các đối tác, đồng thời những đối tác quan tâm có thể giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp ngay trên Website này. Bên cạnh đó, Website cũng là mạng nội bộ giữa doanh nghiệp với một số khách hàng đã và đang làm việc với doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với đa số các công ty, các Website này cũng kiêm luôn chức năng bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng khi họ truy cập tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng như các khách hàng là doanh nghiệp khác.

Trong phương thức B2B, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý được quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía nhà cung

SVTH: Vũ Ý Như 30

cấp cũng như việc giao hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ của mình và các nhà phân phối độc lập khác. Đồng thời, trong quá trình này, doanh nghiệp cũng liên tục được cập nhật thông tin từ phía các đối tác do đó có thể nhanh chóng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Về phía nội bộ doanh nghiệp, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều được quản lý, được tham gia vào sản xuất một sản phẩm bằng cách truy cập thông tin về sản phẩm, đóng góp ý kiến về sản phẩm, được thông báo cũng như đóng góp ý kiến về các quyết định của doanh nghiệp thông qua mạng nội bộ của doanh nghiệp đó. Với nguồn thông tin từ nhiều phía cả bên trong lẫn bên ngoài, doanh nghiệp có thể bổ sung, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Về giao dịch B2C, đây là một phương thức giao dịch ngày càng phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Với sự phát triển của Internet, người tiêu dùng ngày càng quen dần với việc mua hàng trên mạng, một thị trường điện tử nơi người bán và người mua gặp nhau mà trong tương lai có thể dần thay thế cho các thị trường truyền thống. Khi mua hàng trên mạng, hạn chế về khoảng cách địa lý được xoá bỏ, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cũng như các nhà cung cấp chỉ bằng việc truy cập các Website đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trên mạng.

Giao dịch B2C có ảnh hưởng nhiều đến kênh bán lẻ bởi thông qua Internet, người sản xuất và người tiêu dùng có thể trực tiếp gặp nhau. Do chi phí trung gian được giảm bớt, người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá hay dịch vụ mình mong muốn với giá thấp hơn và tin tưởng rằng sẽ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo đầy đủ hơn. Việc trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua giúp người bán nắm được yêu cầu chi tiết của khách hàng từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đó, đồng thời, thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng cũng giúp doanh nghiệp khảo sát được thị trường một cách chính xác, hiệu quả và kinh tế.

SVTH: Vũ Ý Như 31

2.4.2. Căn cứ theo nội dung giao dịch

Hiện nay, nếu căn cứ theo nội dung giao dịch, thương mại điện tử có thể có các loại giao dịch sau:

o Mua hàng điện tử: là hoạt động thương mại với chức năng bán sản phẩm. Đối với hoạt động thương mại này, những thông tin như tìm hiểu về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán tiền đều có thể thực hiện qua mạng. Nhưng hàng hoá đưa đến tay người dùng sẽ được thực hiện thông qua các dịch vụ bưu điện đã có hoặc các cơ sở, công ty vận tải. Lợi điểm của loại hình này là giảm thiểu đến mức tối đa các khâu trung gian trong quá trình lưu thông hàng hoá.

o Cung cấp thông tin: là giao dịch thương mại điện tử mà đối tượng mua bán là sản phẩm hoặc dịch vụ thông tin. Toàn bộ quá trình thương mại này hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng.

o Thanh toán điện tử (e-Cash và e-Cheque): là hoạt động cung cấp việc thanh toán điện tử nhanh chóng nhất thông qua hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment System - EPS). Hoạt động này nhằm bổ sung cho hai hoạt động thương mại kể trên để được một hệ thống hoàn chỉnh trong kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng và cần có để hoạt động thương mại điện tử mang đúng bản chất của thương mại. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy việc điện tử hoá tiền tệ.

2.5 Lợi ích của thương mại điện tử:

2.5.1. Giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú

Nhờ các phương tiện điện tử sử dụng trong thương mại điện tử, điển hình là truy cập các trang web trên Internet và liên lạc qua Internet, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet cũng như nắm bắt kịp thời thông tin thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, việc

SVTH: Vũ Ý Như 32

nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng được trước những thay đổi của thị trường. Hơn thế nữa, việc nắm bắt thông tin cũng giúp doanh nghiệp chủ động đi trước các đối thủ cạnh tranh, đây là một yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng được nhiều quốc gia quan tâm và coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế hiện nay.

2.5.2. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua hàng

Thương mại điện tử đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả người tiêu dùng cá lẻ và các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến bằng cách quảng cáo trên mạng, bán hàng và thanh toán trên mạng. Việc quảng cáo trên mạng giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin chi tiết và chính xác về mặt hàng mình quan tâm. Thêm vào đó, do không phải mất nhiều thời gian tìm đến tận cửa hàng nơi có trưng bày và bán sản phẩm, khách hàng có điều kiện tham quan cùng lúc nhiều trang web của nhiều doanh nghiệp khác nhau và do đó có thể dễ dàng so sánh để chọn lựa sản phẩm và nhà sản xuất mà mình ưng ý nhất.

2.5.3. Giảm chi phí sản xuất

Nhờ thương mại điện tử, chi phí sản xuất có thể được giảm bớt mà trước hết là chi phí văn phòng, một nhân tố cấu thành trong chi phí sản phẩm. Cụ thể là chi phí in ấn hầu như được loại bỏ, chi phí cho việc tìm kiếm và chuyển giao tài liệu được giảm bớt bởi việc tài liệu được lưu trữ và chuyển giao trên máy tính cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Cũng vì thế mà số nhân viên văn phòng được giảm thiểu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền lương mà lẽ ra phải trả cho số lượng nhân viên lớn hơn nhiều. Ngoài ra, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) cũng chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các văn phòng

SVTH: Vũ Ý Như 33

truyền thống. Quan trọng hơn, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ nên có thể tập trung thời gian và năng lực vào nghiên cứu phát triển và do đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp xét về mặt lâu dài, chiến lược.

2.5.4. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Thương mại điện tử cũng giúp giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Nhờ có Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng - những người tham quan và đặt hàng trên trang web của doanh nghiệp, chưa kể việc nhận các đơn đặt hàng có thể được máy tính tự động xử lý và vì thế chi phí nhân viên bán hàng được giảm đi đáng kể . Với số lượng người truy cập Internet ngày một nhiều như hiện nay, việc quảng cáo trên Internet là vô cùng hiệu quả bởi doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi quảng cáo mà không tốn thêm quá nhiều chi phí. Hơn thế nữa, các catalogue điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo có nội dung phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn nhiều và dễ dàng cập nhật thường xuyên so với các catalogue in ấn vốn có nhiều hạn chế về in ấn, phát hành.

2.5.5. Giảm chi phí giao dịch

Thương mại điện tử thực hiện qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Một giao dịch trong thương mại điện tử được tính bao gồm các công đoạn từ quảng cáo, tiếp xúc ban

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của HS-SV ở một số trường THPT tại thành phố HCM về dịch vụ bán hàng qua mạng vủa PNJ Silver (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)