Các giao dịch thương mại điện tử:

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của HS-SV ở một số trường THPT tại thành phố HCM về dịch vụ bán hàng qua mạng vủa PNJ Silver (Trang 27)

2.4.1 Căn cứ theo đối tượng giao dịch

SVTH: Vũ Ý Như 28

quan hệ giữa các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng. Do vậy, căn cứ theo đối tượng giao dịch, trong thương mại điện tử có thể có các giao dịch sau:

 B to B (Business to Business): là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau và giao dịch bên trong doanh nghiệp (Business to Employee). Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông tin. Hình thức trao đổi này thường được các doanh nghiệp sử dụng mạng Intranet và Extranet để giao dịch.

 B to C (Business to Consumer): là giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, minh hoạ cụ thể là việc bán hàng qua mạng, làm cho việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn vì người tiêu dùng có thể thực hiện việc xem hàng, mua hàng và thanh toán tại nhà mà không cần phải đến tận cửa hàng. Đây chính là sự thể hiện việc điện tử hoá tiêu thụ khi mạng toàn cầu ra đời và phát triển.

 B to G (Business to Government): giao dịch giữa doanh nghiệp với chính phủ, bao gồm việc trao đổi thông tin, mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến (online government procurement) và quản lý nhà nước về thuế, hải quan...

 C to G (Consumer to Government): giao dịch giữa người tiêu dùng với các cơ quan chính phủ nhằm trao đổi các thông tin về thuế, dịch vụ hải quan và các thông tin khác.

 G to G (Government to Government): giao dịch giữa các chính phủ nhằm mục đích trao đổi thông tin.

Trong các giao dịch trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp (B to B hoặc B2B) và giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B to C hoặc B2C) là hai dạng giao dịch phổ biến trong thương mại điện tử đặc biệt là nếu xét trên góc độ thuần tuý kinh doanh.

SVTH: Vũ Ý Như 29 <1> Giao dịch bên trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp

 Thư tín điện tử trong nội bộ doanh nghiệp

 Xuất bản trực tuyến (trên Web) các tài liệu của công ty  Tra cứu các tài liệu, các dự án và các thông tin khác  Truyền gửi các thông tin khẩn cấp tới nhân viên  Quản lý tài chính và nhân sự

 Quản lý vật tư  Phục vụ hậu cần

 Gửi các thông tin hoặc báo cáo về xử lý đơn hàng cho người cung cấp hàng.

<2> Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

 Tra cứu thông tin về sản phẩm và hàng hoá (trên Web)  Đặt hàng

 Thanh toán các hàng hoá và dịch vụ

 Cung cấp các lao vụ trực tuyến cho khách hàng

Trước hết, về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử hiện nay. Khi áp dụng B2B, các doanh nghiệp xây dựng cho mình các Website trên mạng Internet nhằm giới thiệu về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm của doanh nghiệp cho các đối tác, đồng thời những đối tác quan tâm có thể giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp ngay trên Website này. Bên cạnh đó, Website cũng là mạng nội bộ giữa doanh nghiệp với một số khách hàng đã và đang làm việc với doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với đa số các công ty, các Website này cũng kiêm luôn chức năng bán lẻ hàng hoá cho người tiêu dùng khi họ truy cập tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng như các khách hàng là doanh nghiệp khác.

Trong phương thức B2B, thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp có thể theo dõi, quản lý được quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía nhà cung

SVTH: Vũ Ý Như 30

cấp cũng như việc giao hàng hoá cho các đại lý tiêu thụ của mình và các nhà phân phối độc lập khác. Đồng thời, trong quá trình này, doanh nghiệp cũng liên tục được cập nhật thông tin từ phía các đối tác do đó có thể nhanh chóng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh. Về phía nội bộ doanh nghiệp, tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều được quản lý, được tham gia vào sản xuất một sản phẩm bằng cách truy cập thông tin về sản phẩm, đóng góp ý kiến về sản phẩm, được thông báo cũng như đóng góp ý kiến về các quyết định của doanh nghiệp thông qua mạng nội bộ của doanh nghiệp đó. Với nguồn thông tin từ nhiều phía cả bên trong lẫn bên ngoài, doanh nghiệp có thể bổ sung, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.

Về giao dịch B2C, đây là một phương thức giao dịch ngày càng phổ biến bởi những tiện ích mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Với sự phát triển của Internet, người tiêu dùng ngày càng quen dần với việc mua hàng trên mạng, một thị trường điện tử nơi người bán và người mua gặp nhau mà trong tương lai có thể dần thay thế cho các thị trường truyền thống. Khi mua hàng trên mạng, hạn chế về khoảng cách địa lý được xoá bỏ, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ cũng như các nhà cung cấp chỉ bằng việc truy cập các Website đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trên mạng.

Giao dịch B2C có ảnh hưởng nhiều đến kênh bán lẻ bởi thông qua Internet, người sản xuất và người tiêu dùng có thể trực tiếp gặp nhau. Do chi phí trung gian được giảm bớt, người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá hay dịch vụ mình mong muốn với giá thấp hơn và tin tưởng rằng sẽ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kèm theo đầy đủ hơn. Việc trao đổi trực tiếp giữa người bán và người mua giúp người bán nắm được yêu cầu chi tiết của khách hàng từ đó cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu đó, đồng thời, thông tin phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng cũng giúp doanh nghiệp khảo sát được thị trường một cách chính xác, hiệu quả và kinh tế.

SVTH: Vũ Ý Như 31

2.4.2. Căn cứ theo nội dung giao dịch

Hiện nay, nếu căn cứ theo nội dung giao dịch, thương mại điện tử có thể có các loại giao dịch sau:

o Mua hàng điện tử: là hoạt động thương mại với chức năng bán sản phẩm. Đối với hoạt động thương mại này, những thông tin như tìm hiểu về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán tiền đều có thể thực hiện qua mạng. Nhưng hàng hoá đưa đến tay người dùng sẽ được thực hiện thông qua các dịch vụ bưu điện đã có hoặc các cơ sở, công ty vận tải. Lợi điểm của loại hình này là giảm thiểu đến mức tối đa các khâu trung gian trong quá trình lưu thông hàng hoá.

o Cung cấp thông tin: là giao dịch thương mại điện tử mà đối tượng mua bán là sản phẩm hoặc dịch vụ thông tin. Toàn bộ quá trình thương mại này hoàn toàn có thể thực hiện qua mạng.

o Thanh toán điện tử (e-Cash và e-Cheque): là hoạt động cung cấp việc thanh toán điện tử nhanh chóng nhất thông qua hệ thống thanh toán điện tử (Electronic Payment System - EPS). Hoạt động này nhằm bổ sung cho hai hoạt động thương mại kể trên để được một hệ thống hoàn chỉnh trong kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng và cần có để hoạt động thương mại điện tử mang đúng bản chất của thương mại. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy việc điện tử hoá tiền tệ.

2.5 Lợi ích của thương mại điện tử:

2.5.1. Giúp doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú

Nhờ các phương tiện điện tử sử dụng trong thương mại điện tử, điển hình là truy cập các trang web trên Internet và liên lạc qua Internet, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet cũng như nắm bắt kịp thời thông tin thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, việc

SVTH: Vũ Ý Như 32

nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng được trước những thay đổi của thị trường. Hơn thế nữa, việc nắm bắt thông tin cũng giúp doanh nghiệp chủ động đi trước các đối thủ cạnh tranh, đây là một yếu tố rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng được nhiều quốc gia quan tâm và coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế hiện nay.

2.5.2. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua hàng

Thương mại điện tử đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả người tiêu dùng cá lẻ và các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến bằng cách quảng cáo trên mạng, bán hàng và thanh toán trên mạng. Việc quảng cáo trên mạng giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin chi tiết và chính xác về mặt hàng mình quan tâm. Thêm vào đó, do không phải mất nhiều thời gian tìm đến tận cửa hàng nơi có trưng bày và bán sản phẩm, khách hàng có điều kiện tham quan cùng lúc nhiều trang web của nhiều doanh nghiệp khác nhau và do đó có thể dễ dàng so sánh để chọn lựa sản phẩm và nhà sản xuất mà mình ưng ý nhất.

2.5.3. Giảm chi phí sản xuất

Nhờ thương mại điện tử, chi phí sản xuất có thể được giảm bớt mà trước hết là chi phí văn phòng, một nhân tố cấu thành trong chi phí sản phẩm. Cụ thể là chi phí in ấn hầu như được loại bỏ, chi phí cho việc tìm kiếm và chuyển giao tài liệu được giảm bớt bởi việc tài liệu được lưu trữ và chuyển giao trên máy tính cho phép tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. Cũng vì thế mà số nhân viên văn phòng được giảm thiểu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tiền lương mà lẽ ra phải trả cho số lượng nhân viên lớn hơn nhiều. Ngoài ra, các văn phòng không giấy tờ (paperless office) cũng chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các văn phòng

SVTH: Vũ Ý Như 33

truyền thống. Quan trọng hơn, các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ nên có thể tập trung thời gian và năng lực vào nghiên cứu phát triển và do đó đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp xét về mặt lâu dài, chiến lược.

2.5.4. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị

Thương mại điện tử cũng giúp giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Nhờ có Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng - những người tham quan và đặt hàng trên trang web của doanh nghiệp, chưa kể việc nhận các đơn đặt hàng có thể được máy tính tự động xử lý và vì thế chi phí nhân viên bán hàng được giảm đi đáng kể . Với số lượng người truy cập Internet ngày một nhiều như hiện nay, việc quảng cáo trên Internet là vô cùng hiệu quả bởi doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi quảng cáo mà không tốn thêm quá nhiều chi phí. Hơn thế nữa, các catalogue điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo có nội dung phong phú, sinh động, hấp dẫn hơn nhiều và dễ dàng cập nhật thường xuyên so với các catalogue in ấn vốn có nhiều hạn chế về in ấn, phát hành.

2.5.5. Giảm chi phí giao dịch

Thương mại điện tử thực hiện qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Một giao dịch trong thương mại điện tử được tính bao gồm các công đoạn từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu cho đến giao dịch đặt hàng, giao hàng và thanh toán. Sử dụng Internet, thời gian giao dịch chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax và bằng 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh. Chi phí thanh toán điện tử qua Internet cũng chỉ bằng 10% đến 20% nếu so với chi phí thanh toán theo lối thông thường.

SVTH: Vũ Ý Như 34

trọng với doanh nghiệp vì việc nhanh chóng đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng cũng như việc sớm nắm bắt được nhu cầu thị trường từ thông tin phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động thay đổi để theo kịp sự biến động của nhu cầu thị trường.

2.5.6. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác

Thương mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại. Thông qua mạng, từ các mạng nội bộ cho đến Internet, người tiêu dùng, các doanh nghiệp và cả các cơ quan chính phủ có thể trực tiếp liên lạc với nhau mà không có bất cứ hạn chế nào về thời gian cũng như khoảng cách địa lý bởi việc liên lạc trên mạng Internet mang tính toàn cầu. Hầu như mọi giao dịch đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục. Do vậy, các chủ thể của hoạt động thương mại điện tử đặc biệt là các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm nhiều bạn hàng mới, nhiều cơ hội kinh doanh mới trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực và toàn thế giới.

2.5.7. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá

Nền kinh tế số hoá (digital economy) hay còn gọi là nền kinh tế ảo (virtual economy) là xu thế phát triển trong tương lai gần của nền kinh tế thế giới. Việc nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế số hoá có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, để tránh nguy cơ tụt hậu. Trước mắt, thương mại điện tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, từ đó, thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá. Đây là một lợi ích mang tính tiềm tàng, tính chiến lược công nghệ và liên quan đến chính sách phát triển của các quốc gia, bởi một quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển, sớm tiếp cận được với nền kinh tế số hoá có thể tạo ra cho mình một bước phát triển nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong thời gian ngắn.

SVTH: Vũ Ý Như 35

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - DVBHQM TẠI VIỆT NAM

3.1. Tình hình Thương Mại Điện Tử của Việt Nam: 3.1.1. Tổng quan: 3.1.1. Tổng quan:

Từ khi Thương Mại Điện Tử (TMĐT) chính thức du nhập vào Việt nam năm 1997, cho đến nay đã đạt được nhiều thành công và hiệu quả trong việc phục vụ buôn bán qua mạng cho các công ty kinh doanh buôn bán và quảng bá sản phẩm

SVTH: Vũ Ý Như 36

cho người tiêu thụ trong và ngoài nước. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến năm 2009 đã có 2.004 doanh nghiệp tham gia vào phát triển ứng dụng của TMĐT ở nhiều quy mô theo từng cấp độ khác nhau, việc ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp trên cả nước đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo kết quả khảo sát thì có 98% doanh nghiệp đã kết nối mạng internet, trong đó có 96% doanh nghiệp kết nối bằng băng thông rộng (ADSL) và đường truyền riêng (leased line). Các doanh nghiệp đã chú trọng khai thác ứng dụng cơ bản của TMĐT là thư điện tử (e-mail), với 86% doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh doanh, trong đó 95% tỷ lệ sử dụng là của các doanh nghiệp lớn, 78% tỷ lệ sử dụng thư điện tử cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điểm nổi bật trong ứng dụng TMĐT năm 2009 là sử dụng phần mềm phục

Một phần của tài liệu Đo lường mức độ nhận biết và thái độ của HS-SV ở một số trường THPT tại thành phố HCM về dịch vụ bán hàng qua mạng vủa PNJ Silver (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)