Sản phẩm (Product)

Một phần của tài liệu Cẩm nang lập kế hoạch marketing xuất khẩu sản phẩm giày dép (Trang 30 - 31)

5. Thị trường Trung Cận Đông

B.1.Sản phẩm (Product)

Không giống như việc kinh doanh sản phẩm có thương hiệu lớn, kỹ năng chủ yếu nhất trong việc bán các giày dép chưa có thương hiệu nổi tiếng là phải có được một đội ngũ các nhân viên được đào tạo để có thể nhân mẫu nhanh và chính xác từ các sản phẩm mẫu, từ tranh ảnh hay từ một bản vẽ do khách hàng cung cấp.

DN nên đặt mua các ấn phẩm ARS SUTORIA nếu tập trung hướng đi của mình vào sản xuất và kinh doanh loại giày dép nam, hay một ấn phẩm tương tự như thế nếu DN tập trung vào các loại giày dép nữ. Các ấn phẩm này được xuất bản định kỳ 8 số/năm và có giá vài trăm đôla. Tuy nhiên, khi có ấn phẩm này trong tay, DN sẽ có được các bức ảnh chụp các mẫu giày dép mới và các bản phác thảo các mẫu sản phẩm mới sẽ xuất hiện trong mùa thời trang tới.

DN sẽ bị bất ngờ và ngạc nhiên vì chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ấn phẩm này xuất hiện DN đã có thể nhận được đơn đặt hàng từ một trong số các đối tác yêu cầu sản xuất một sản phẩm giày mẫu trông rất giống với một mẫu đã được đăng tải trên ấn phẩm này. Với việc sớm có các mẫu sản phẩm mới trên ấn phẩm này trong tay, đội ngũ nhân viên của DN có thể xem xét và dựa vào đó đưa ra ý tưởng cho việc sản xuất và các yêu cầu đối với nguyên liệu cần phải có. Thậm chí, qua đây DN có thể làm sản phẩm mẫu để trưng bày tại hội chợ sắp tới mà DN tham gia.

Năng lực dưỡng mẫu là một yếu tố rất quan trọng đối với DN xuất khẩu, đặc biệt cho việc chào hàng. Dưới đây là một số điểm quan trọng trong quá trình phát triển mẫu sản phẩm DN cần chú ý:

Không xem nhẹ hay khó chịu đối với các yêu cầu làm mẫu của khách hàng, vì các hợp đồng lớn thường bắt nguồn từ các mẫu nhỏ, giống như sự trưởng thành của những cây lớn được bắt đầu từ các mầm hạt nhỏ bé. Dù DN muốn gửi ảnh sản phẩm cho khách hàng tiềm năng để đỡ tốn kém, song trước khi mua hàng khách hàng bao giờ cũng muốn tận mắt nhìn thấy, sờ được và thậm chí là đi thử giày của DN. Nhà máy

nào có khả năng làm mẫu nhanh và chính xác thường có được đơn hàng.

Không ngại ngần khi đặt câu hỏi với đối tác để tránh những ảnh hưởng xấu sau này. Chẳng hạn như cỡ giày bao nhiêu, ai là người cung cấp da, yêu cầu cho việc đóng gói là gì, nhãn hiệu cần có là gì. DN cũng cần phải biết những yêu cầu về đóng gói và gắn nhãn mác cho sản phẩm dù rằng chưa cần làm ngay tại thời điểm gửi mẫu nhưng sẽ giúp DN chủ động trong việc định giá.

Xác định tất cả các chi phí tiềm năng. Sau khi mẫu sản phẩm được hoàn thiện, DN nên cùng với những người phát triển mẫu xem xét, kiểm tra lại thật tỉ mỉ và phải nắm bắt thật chính xác DN đang có nguồn lực gì và cần phải trang bị thêm nguồn lực gì để tạo ra sản phẩm này. Nếu mẫu phẩm yêu cầu phải có các phom, dao chặt, khuôn đế mới thì DN phải nắm ngay các yêu cầu này, rồi tính toán chi phí nguyên liệu, lao động cho sản phẩm. Cần phải hiểu chi phí thực tế để sản xuất ra sản phẩm là bao nhiêu, nhất là các chi phí khấu hao cho việc phải làm lại khuôn, dao.

Lưu ý là nên lưu lại các túi đựng các mẫu nguyên liệu riêng cho từng sản phẩm. Để dùng cho việc tham khảo cũng như thể hiện mức độ chuyên nghiệp, DN nên có một túi gập ba để chứa các mảnh cắt của mẫu nguyên liệu dùng cho mỗi loại sản phẩm mà DN sản xuất cho các khách hàng của mình. Việc này sẽ tránh được các trục trặc không đáng có phát sinh trong tương lai, đặc biệt là khi khách hàng yêu cầu ngừng nhập các loại sản phẩm đó và đó cũng là cách dễ dàng trong lưu trữ của DN.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lập kế hoạch marketing xuất khẩu sản phẩm giày dép (Trang 30 - 31)