Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh (Trang 36 - 39)

Quy định chung

1. Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức, sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động.

2. Các Sản phẩm, dịch vụ trong doanh nghiệp phải có định mức lao động. Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh phải điều chỉnh định mức lao động.

3. Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) định mức biên chế lao động tổng hợp của doanh nghiệp phải hình thành từ định mức nguyên công (nguyên công công nghệ, nguyên công phục vụ) từ định mức biên chế của từng bộ phận cơ sở và lao động quản lý.

4. Khi xây dựng định mức lao động tổng hợp, doanh nghiệp đồng thời xác định mức độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc bình quân theo phương pháp gia quyền.

5. Doanh nghiệp tổ chức xây dựng định mức lao động để áp dụng và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Tại TS Co., Ltd tất cả các lao động đều được chấm công theo thời gian làm việc, mức thời gian cụ thể của doanh nghiệp quy định đối với công nhân viên như sau:

- Thời gian làm việc: tất cả những người lao động đều làm việc theo thời gian chính thức là 8h/ngày. Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của từng công việc, thời gian làm việc sẽ được qui định cho phù hợp với hoạt động của công ty, nhưng không vượt quá 8h/ngày hoặc 48 giờ/tuần.

- Làm thêm giờ: nghỉ phép năm

Cứ một năm làm việc, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày. Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ một tháng được nghỉ một ngày.

Sau 5 năm (60 tháng) làm việc liên tục, cứ mỗi 5 năm người lao động được nghỉ thêm 1 ngày phép năm (tính từ ngày nhận việc của người lao động).

Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng hoặc nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm.

Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ BHXH.

- Nghỉ việc riêng:

+ Người lao động được quyền nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương, trong các trường hợp sau:

+ Bản thân kết hôn : nghỉ 3 ngày. + Con kết hôn : nghỉ một ngày.

+ Bố mẹ (bên chồng, bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ 3 ngày.

+ Ngoài ra người lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ nghỉ ngơi theo Điều 114, 115, 117 của Bộ Luật Lao Động.

- Nghỉ lễ tết: .

+ Tết Dương lịch(01/01): nghỉ 1 ngày.

+ Tết Âm lịch (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm Âm lịch): nghỉ 4 ngày.

+ Giỗ tổ Hùng Vương(10/03AL): nghỉ 1 ngày. + Ngày chiến thắng(30/04): nghỉ 1 ngày. + Ngày quốc tế Lao Động(1/05): nghỉ 1 ngày. + Ngày Quốc Khánh(2/9): nghỉ 1 ngày

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w