Buồng đốt dùng nhiên liệu rắn

Một phần của tài liệu Kĩ thuật sấy nông sản (Trang 102 - 104)

Buồng đốt dung nhiên liệu rắn có cấu tạo phức tạp. Để sấy sản phẩm không sợ bám bụi (gạch, ngói...) thì buồng đốt đơn giản. Khi sản phẩm yêu cầu sạch thì cần có bộ phận lắng bụi, bộ phận dập tắt tàn l−a, bộ phận lọc bụi...

Hàm l−ợng tro trong khói có thể lấy gần đúng nh− sau:

- Đối với buồng lửa ghi thủ công l−ợng bụi trong khói chiếm 20 ữ 30% hàm l−ợng tro của nhiên liệu. Buồng lửa ghi xích là 20%; buông lửa than bùn là 60 - 80%. Trong buông đốt cũng xảy ra quá trình hoá khí nh−ng với mức độ hạn chế, do đó nhiệt tự của khí cháy tạo ra thấp 600 ữ 900kcal/m3 tiêu chuẩn. Nh− vậy quá trình cháy xảy ra vừa ở lớp nhiên liệu rắn vừa trong không gian buông lửa do khí cháy tạo thành.

Hình 6.3. Các kiểu ghi lò

a - Kiểu đối xứng b - Kiểu không đối xứng c - Kiểu tấm

Có ba kiểu ghi lò thông dụng: ghi đối x−ng (a) tạo thành sàng diện tích có ích 35% (diện tích rơi); ghi lò không đối xứng (b) diện tích có ích là 38,6% và 21,8% phụ thuộc cách đặt ghi các phần lồi về phía hoặc hai phía; ghi tấm, diện tích có ích là 12% (c).

Đối với lò đốt dùng than bùn hoặc củi, dùng loại ghi có diện tích có ích lớn. Trong quá trình cháy, khí lò nóng trộn với không khí sạch đi vào buồng sấy. Xỉ, tro chui qua khe hở ghi lò, đ−ợc thải ra ngoài.

Hình 6.4. Buồng lửa ghi nghiêng nửa hoá khí.

1 - Buồng đốt; 2, 3 - Buồng lắng bụi; 4 - Xyclôn; 5 - Buồng lấy tro; 6 - Cửa thoát; 7 - ống khói; 8 - ống dẫn khí sấy.

Một phần của tài liệu Kĩ thuật sấy nông sản (Trang 102 - 104)