2. Ý nghĩa của đề tài
3.2.1. Tác động đến khai thác tài nguyên và sản xuất của cộng đồng
Trước khi thành lập KBTTNH Mương Nhé tỉnh Điện Biên năm 2004, sinh kế người dân xã Chung Chải phần lớn phụ thuộc vào làm nương rẫy, săn bắt động vật rừng, khai thác lâm sản. Từ sau năm 2008, do có các chính sách của Nhà nước, người dân đã dần thay thế các thói quen sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng và tự nhiên. Họ đã chủ động được nguồn lương thực từ việc canh tác lúa nước, trồng rau, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà…Sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng đã giảm rõ rệt. Người dân không còn vào rừng tự nhiên săn bắn động vật, trừ việc đánh bắt cá, khai thác các loại lâm sản phụ ở ngoài diện tích của KBT. Cũng từ năm 2008 đến nay, từ việc nhận khoán khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng tự nhiên mà thu nhập của các hộ gia đình trong xã đã tăng lên, đời sống ổn định hơn và người dân có ý thức bảo vệ rừng tốt hơn (Bảng 11).
Bảng 11. Mức độ phụ thuộc vào sản xuất và khai thác tài nguyên trước và sau thành lập KBTTN Mường Nhé
Thời gian
Mức độ Trước 2008 Sau 2008 Lý do Trồng trọt
Nhiều Lúa nương Lúa nước
Vừa Lúa nước Lúa nương
Trung bình Sắn, ngô, cây thuốc phiện
Sắn, ngô
Ít Rau các loại Rau các loại
Do chuyển một số diện tích vào KBT nên hạn chế lúa nương; Nhà nước ban hành qui định cấm trồng cây thuốc phiện tăng cường sản xuất cây lương thực
Chăn nuôi
Nhiều Trâu, bò Trâu, bò
Theo tập quán chăn nuôi phục vụ cho sức kéo nên không có sự thay đổi
Vừa Lợn Lợn
Trung bình Gia cầm (Gà, Vịt) Gia cầm (Gà, Vịt)
Ít Dê, Cá, Ngựa Dê, Cá, Ngựa
Thời gian Mức độ Trước 2008 Sau 2008 Lý do Động vật Nhiều Cá Cá Vừa Lợn rừng, Nai, Hoẵng, Gà rừng, Ong Lợn, Ong
Trung bình Rắn, Sơn dương, Khỉ, Chim rừng, Tắc kè Rắn, Sơn dương, Tắc kè Ít Voi, Rùa, Hổ, Gấu, Trâu rừng, Bò tót Khỉ, Nai, Hoẵng - Cá là thực phẩm được sử dụng nhiều, tài nguyên khá phong phù và không có sự ràng buộc về mặt pháp luật - Trữ lượng các loài động vật thấp, một số loài không xuất hiện như voi, hổ, bò tót, trâu rừng; - Các loài động vật bị cấm khai thác
Thực vật
Nhiều Củi, gỗ, Tre nứa Củi, Tre nứa
Vừa Rau, Măng, Song
mây Rau, Măng, Song mây, Sa nhân, Đót, Lau
Trung bình Cây đót, Sa nhân,
Lau Cây thuốc
Ít Cây thuốc Gỗ
- Cấm khai thác gỗ trong khu bảo vệ; - Hạn chế khai thác các loại LSNG; - Củi là chất đốt hàng ngày, khai thác ở vùng rừng không bảo vệ; Được phép khai thác một lượng gỗ nhất định để làm nhà. (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn, tháng 12/2009) Ghi chú:
- Nhiều: Chiếm tỷ trọng từ 40– 90% hoặc tần suất cao (hàng ngày) - Vừa: Chiếm tỷ trọng 15 – 40% hoặc tần suất trung bình (hàng tuần) - Trung bình: Chiếm tỷ trọng 5 – 15% hoặc tần suất trung bình (hàng tháng) - Ít: Chiếm tỷ trọng <5 %, hoặc tần suất trung bình (hàng quí)
Từ bảng trên, ta thấy: từ năm 2008 trở về trước, cộng đồng địa phương có đời sống phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên rừng. Họ vào rừng kiếm thức ăn từ việc săn bắt
thú rừng, bắt cá, lấy măng, rau rừng… Các ngôi nhà được xây dựng hầu hết bằng gỗ và tre nứa. Do cộng đồng sống rải rác, các nguồn năng lượng khác không được khai thác do trình độ hạn chế nên củi là nguồn nhiên liệu được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất. Đời sống ở đây chủ yếu là tự cấp và tự túc.
Đến năm 2008, khi BQL KBTTN Mường Nhé được thành lập và thực sự đi vào hoạt động thì các hoạt động này đã bị hạn chế rất nhiều. Người dân không được phép vào rừng thuộc phạm vi KBT để khai thác gỗ, củi cũng như săn bắt động vật. Cùng với đó, cộng đồng địa phương đã nhận được sự trợ giúp từ các nguồn khác nhau của chính phủ nên sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cũng giảm. Hiện tại, người dân chỉ khai thác gỗ củi và một số loại lâm sản phụ khác trong khu vực rừng nằm ngoài KBTTN Mường Nhé.