Tác động đến sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng (Trang 33 - 35)

2. Ý nghĩa của đề tài

3.2.2 Tác động đến sử dụng đất

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với hầu hết các cộng đồng, đặc biệt đối với các vùng mà sản xuất nông nghiệp thì nguồn thu, nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu nhờ vào tài nguyên đất. Việc sử dụng tài nguyên đất tùy thuộc vào trình độ sản xuất. Trong bối cảnh KBTTN Mường Nhé, tại xã Chung Chải, việc qui hoạch sử dụng đất được triển khai từ 2001. Tuy nhiên, đến nay do hình thành KBT và liên quan đến cơ chế mới trong quản lý sử dụng đất nên việc giao đất giao rừng chưa được qui hoạch lại. Nghiên cứu diễn biến sử dụng đất qua các năm để xác định được qũy đất của mỗi loại, và những hạn chế về đất đai khi KBTTN Mường Nhé được thành lập (Bảng 12).

Bảng 12. Tình hình sử dụng tài nguyên đất (Đơn vị tính: ha)

Năm Loại cây trồng 2005 2006 2007 2008 Lúa nước 75,0 80,0 86,0 115,0 Lúa nương 95,0 152,0 194,0 270,0 Ngô 150,0 138,0 106,0 260,0 Sắn 70,0 62,0 47,6 50,0 Khoai lang 27,0 25,0 27,0 - Lạc 5,0 6,5 8,0 4,0 Đậu tương 17,0 20,0 30,0 2,0 Vừng 2,0 - 1,0 6,0

Cây ăn quả 1,1 1,1 1,7 3,1

Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê huyện Mường Nhé, 2008 - Lúa nước: Người dân sử dụng các giống lúa địa phương, chúng thích ứng với điều kiện khí hậu, đất đai trong khu vực. Hiện nay, diện tích canh tác lúa nước đang có xu hướng tăng lên do chính sách hỗ trợ, khuyến khích khai hoang đất canh tác lúa nước.

- Lúa nương và ngô, sắn: Vẫn được canh tác theo kinh nghiệm của dân bản. Trước đây, người dân chủ yếu chặt và đốt rừng để canh tác lúa nương và trồng ngô, sắn. Nhưng trong những năm gần đây, do Nhà nước cấm chặt phá rừng nên diện tích canh tác nương rẫy không tăng. Việc sử dụng giống địa phương vẫn được ưu tiên với lý do tương tự việc áp dụng giống lúa nước. Vì thế, nhiều hộ gia đình ở đây vẫn thiếu ăn và hàng năm, Nhà nước vẫn phải hỗ trợ lương thực.

Theo kết quả điều tra 30 hộ ở bản Nậm Pắc và Đoàn Kết đã cho thấy: năm 2005, có 73,33 % trả lời diện tích tăng so với hiện nay, 16,67 hộ diện tích không đổi, 10% số hộ diện tích giảm. Trong giai đoạn 2004 – 2008, 13,33 % có diện tích tăng, 86,67% diện tích giảm. (Bảng 13).

Bảng 13. Kết quả phỏng vấn diễn biến diện tích nương rẫy và đồng cỏ chăn nuôi Thời gian Diện tích Tăng (%) Không đổi (%) Giảm (%) Trước 2004 73,33 16,67 10,00 2004 – 2008 13,33 0,0 86,67 2008 – nay 0% 100 % Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn, tháng 12/2009 Như vậy, tính từ thời điểm KBTTN Mường Nhé được thành lập thì đa số người dân đều cho rằng diện tích canh tác nương rẫy của họ không đổi. Tập tục đốt nương làm rẫy đã bị hạn chế do không được phép mở rộng diện tích nương rẫy. Thực trạng này sẽ tác động nghiêm trọng tới nguồn lương thực của người dân trong xã.

Theo báo cáo của KBTTN Mường Nhé, đến thời điểm tháng 11/2009, xã Chung Chải có 02 điểm chăn thả gia súc tập trung tại khu vực đầu nguồn suối Nậm Ma và Thác Rồng nằm trong diện tích của KBT. Theo kiến nghị của Ban quản lý KBT, cần nghiêm cấm hoạt động chăn thả gia súc trong KBT. Nếu đề xuất này được phê duyệt và thực hiện, người dân sẽ không còn bãi chăn thả gia súc mà phải làm lán trại tập trung và nuôi nhốt gia súc.

Một phần của tài liệu Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w