Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp xanh molypdate để đánh giá khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng vi sinh vật. Do đó, việc dựng đường chuẩn và phương trình tương quan giữa chỉ số OD và nồng độ mg/l của dung dịch PO4 là cần thiết cho các đánh giá sau này cũng như có thể so sánh kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu khác. KH2PO4 được pha ở các nồng độ khác nhau rồi thực hiện phản ứng xanh molipdate. Kết quả thể hiện qua bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Chỉ số OD của các nồng độ KH2PO4 khác nhau. STT Nồng độ KH2PO4 (mg/l) Chỉ số OD 690nm 1 0.5 0.923 2 0.4 0.725 3 0.3 0.560 4 0.2 0.368 5 0.1 0.180 6 0 0
Đường chuẩn và phương trình tương quan giữa chỉ số OD và nồng độ mg/l của dung dịch PO4 được thể hiện qua đồ thị 4.1.
Biểu đồ 4.1. Đường chuẩn và phương trình tương quan giữa chỉ số OD và nồng độ mg/l của dung dịch PO4.
y=1.84x Trong đó: x là nồng độ PO4 (mg/l).
y là chỉ số OD.
4.2.2. Đánh giá và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải phosphate khó tan cao khó tan cao
Các chủng vi sinh vật khác nhau có khả năng phân giải phosphate khó tan không giống nhau. Vì vậy, đánh giá khả năng phân giải của từng chủng là rất cần thiết. Chúng tôi tiến hành nuôi 17 chủng vi sinh vật trong môi trường NBRIP trong 5 ngày, sau đó xác định nồng độ PO4 được phân giải. Kết quả về khả năng phân giải phosphate khó tan của 17 được ghi nhận trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Hoạt tính phân giải phosphate khó tan của 17 chủng vi sinh vật STT Ký hiệu chủng Nồng độ PO4 mg/l 1 M1 17.93a 2 X2 11.89bc 3 X3 20.37a 4 M4 0.09h 5 M5 13.05b 6 M6 5.67ef 7 M7 18.09a 8 M8 6.59def 9 X9 8.97cd 10 M10 1.23gh 11 M11 2.16gh 12 M12 7.83de 13 M13 6.54def 14 X14 1.13gh 15 X15 14.26b 16 M16 0.36h 17 M17 3.87fg
(Các trị số có các chữ cái giống nhau ở cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng LSD với mức ý nghĩa 0.01)
Qua kết quả bảng 4.5 chúng tôi xác định khả năng phân giải phosphate khó tan của 17 chủng vi sinh vật như sau: khả năng phân giải phosphate khó tan của 17 chủng vi sinh vật được chia thành 8 nhóm theo thứ tự từ cao đến thấp: a, b, c, d, e, f, g và h. Trong đó chủng X3 có nồng độ PO4 phân giải cao nhất 20.37mg/l. Chủng M4, M10, M11 và M16 cùng cho khả năng phân giải phosphate thấp nhất h, nồng độ PO4 mà hai chủng M16, M4 phân giải lần lượt là 0.36mg/l, 0.04mg/l.
So sánh kết quả thí nghiệm với nghiên cứu của Henri và cộng sự (2008) về khả năng phân giải phosphate khó tan của Pseudomonas fluorescens sau 5 ngày nuôi cấy ở pH bằng 6.3 là 15.25mg/l [20], chúng tôi nhận thấy có thể tuyển chọn một số chủng có hoạt tính phân giải phosphate khó tan cao để tiếp tục thí nghiệm.
Khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng vi sinh vật được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.2. Khả năng phân giải phosphate khó tan của 17 chủng vi sinh vật
Như vậy, đã xác định được 6 chủng vi sinh vật có hoạt tính phân giải phosphate khó tan cao nhất là M1, X2, X3, M5, M7, X15. Trong đó X3, M7, M1 có khả năng phân giải cao nhất a. Sau đó là hai chủng M5, X15, X2 có mức phân giải phosphate thấp hơn b, bc. Các chủng này sẽ được chúng tôi sử dụng cho các thí nghiệm sau.