5.1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra các kết luận sau:
- Đã phân lập được 17 chủng vi sinh vật từ các mẫu đất bazan nâu đỏ của 3 huỵên Krông Năng, Cư Mgar, Cư Kuin, trong đó có 12 chủng vi khuẩn và 5 chủng xạ khuẩn.
- Tuyển chọn 6 chủng vi sinh vật (3 chủng vi khuẩn và 3 chủng xạ khuẩn) có khả năng phân giải phosphate khó tan mạnh nhất là M1, X2, X3, M5, X15.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân giải phosphate khó tan của 6 chủng vi sinh vật, nhiệt độ thích hợp cho 6 chủng vi sinh vật đã tuyển chọn là 35oC.
- Khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng vi sinh vật chịu ảnh hưởng của pH là khác nhau. Chủng X2, M5, X3 ít bị ảnh hưởng khi pH thay đổi. Đối với 4 chủng còn lại thì M1, X15 có pH thích hợp là 7.8 còn với chủng M7 là 5.8.
- Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải của các chủng vi sinh vật là khác nhau. X2 và X15 không chịu ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate khó tan . M1 có khả năng phân giải phosphate khó tan cao nhất ở tốc độ lắc 150rpm, M5 là ở tốc độ 75rpm, còn X3 và M7 thì ở trạng thái tĩnh.
- Nguồn carbon thích hợp cho các chủng vi sinh vật là khác nhau. X3 và M7 có khả năng phân giải phosphate khó tan tốt nhất khi sử dụng nguồn đường là glucose. Còn X2 và M5 lại có khả năng phân giải phosphate tốt nhất khi sử dụng nguồn đường là saccharose. Các chủng M1, X15 không có sự khác biệt về khả năng phân giải phosphate khó tan khi sử dụng glucose và saccharose.
- Nguồn nitơ thích hợp cho mỗi chủng vi sinh vật là khác nhau. Hai chủng X3, M7 có khả năng phân giải phosphate khó tan tốt khi sử dụng nguồn nitơ là (NH4)2SO4. Chủng M1, M5, thì khả năng phân giải phosphate khó tan tốt hơn khi sử dụng nguồn nitơ là urê. Còn đối với X2 và X15 không có sự khác biệt về khả năng phân giải phosphate khi sử dụng 2 nguồn nitơ trên.
- Khả năng phân giải AlPO4 của các chủng thấp hơn nhiều so với khả năng phân giải Ca3(PO4)2. Chủng M1 có khả năng phân giải AlPO4 cao nhất.
5.2 Kiến nghị.