Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng tuyển chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi sinh vật phân giải phosphate khó tan trên đất bazan nâu đỏ ở Đak Lak (Trang 34 - 37)

chủng tuyển chọn

Các loại vi sinh vật khác nhau có nhu cầu với O2 không giống nhau. Những vi sinh vật hiếu khí cần nhiều O2 để hoạt động. Ngược lại, những vi sinh vật kỵ khí không cần hoặc cần rất ít O2. Do đó, trạng thái nuôi cấy sẽ có ảnh hưởng đến vi sinh vật và đến khả năng phân giải phosphate của vi sinh vật. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate của vi sinh vật ở 3 mức khác nhau: 0rpm, 75rpm, 150pm. Kết quả thu được trong bảng sau.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate khó tan của 6 chủng vi sinh vật được tuyển chọn.

d f a f f ef de cd ef d d d b c g h g de

Tốc độ lắc Ký hiệu chủng 0 rpm 75 rpm 150 rpm M1 1.03g 1.42fg 7.25a X2 1.42fg 1.49fg 2.13def X3 3.75b 2.11def 1.76efg M5 1.72efg 2.4cde 1.08g M7 2.1def 1.74ef 1.02g X15 2.39cde 3.14bc 2.78cd

(Các trị số có các chữ cái giống nhau ở cùng một cột không có sự khác biệt theo trắc nghiệm phân hạng LSD với mức ý nghĩa 0.01)

Từ bảng 10, xây dựng biểu đồ 4.4 về ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate khó tan của các chủng vi sinh vật. Theo kết quả trên, ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải của các chủng vi sinh vật là khác nhau. Điều đó thể hiện rõ trong biểu đồ 4.4.

Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của tốc độ lắc đến khả năng phân giải phosphate khó tan của 6 chủng vi sinh vật tuyển chọn.

Qua biểu đồ 4.4, chúng tôi nhận xét: sáu chủng vi sinh vật đều có khả năng phân giải phosphate khó tan ở điều kiện tĩnh và lắc. Như vậy cả 6 chủng vi sinh vật đều cần oxy để sinh trưởng. Do đó, chúng là những vi sinh vật hiếu khí hoặc kị khí không bắt buộc. Tuy

g fg a

fg fg def

b

defefg efgcde g def ef g cde bc cd

nhiên, nhu cầu oxy của mỗi chủng là khác nhau. Chủng M1 có khả năng phân giải phosphate khó tan cao ở tốc độ lắc 150rpm, tức cần sự thông khí mạnh. Trong khi đó, chủng X3 lại có khả năng phân giải phosphate cao khi ở trạng thái tĩnh, tức không cần sự thông khí. Có thể chủng X3 thuộc nhóm vi sinh vật kị khí không bắt buột. Chủng M5 có khả năng phân giải phosphate khó tan cao khi lắc ở tốc độ 75rpm. Điều này có nghĩa khi nuôi cấy chủng M5 không cần sự thông khí mạnh. Tương tự, chủng M7 có hoạt tính phân giải phosphate khó tan cao khi ở điều kiện lắc 75rpm hoặc trạng thái tĩnh. Do đó nuôi cấy chủng này cũng không cần thông khí mạnh. Hai chủng X2 và X15 không có sự khác biệt về khả năng phân giải phosphate khó tan khi lắc ở các tốc độ khác nhau. Nghĩa là ở hai chủng này khả năng phân giải phosphate khó tan không phụ thuộc vào lượng oxy. Có thể chúng thuộc nhóm vi sinh vật kị khí không bắt buộc. Khi nuôi cấy hai chủng này không cần sự thông khí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi sinh vật phân giải phosphate khó tan trên đất bazan nâu đỏ ở Đak Lak (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w