Chuẩn bị một số ống nghiệm vô trùng, mỗi ống chứa 9ml nước muối sinh lý. Lấy 1ml mẫu nước cần nghiên cứu, đưa sang ống nghiêm thứ nhất làm đồng đều ta được độ pha loãng 10 lần (10-1).
Lấy 1ml nước ở ống nghiệm 10-1 cho vào ống nghiệm thứ 2, ta được độ pha loãng 100 lần (10-2).
Cứ làm như vậy ta được độ pha loãng tiếp theo: 10-3, 10-4, …,10-n.
Lấy 0,1ml nước nghiên cứu ở 2 – 3 độ pha loãng khác nhau, nuôi cấy trên đĩa thạch chứa môi trường cần thiết bằng que gạt. Mỗi độ pha loãng nuôi cấy từ 2 – 3 đĩa lồng.
Nuôi cấy ở nhiệt độ 300C, sau 24 giờ, đem ra đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa thạch, lấy giá trị trung bình của các đĩa lồng có cùng nồng độ pha loãng.
Mật độ vi khuẩn tính theo công thức:
X = K V A . Trong đó: X: mật độ vi khuẩn
A: Số lượng khuẩn lạc trung bình trong 1 độ pha loãng
K: Hệ số pha loãng
Phương pháp so màu: Dùng dung dịch Macphalan để so màu xác định nồng độ vi khuẩn.
1ml 1ml 1ml 1ml 1ml
Dd gốc 10-1 10-2 ... . 10-(n-1) 10-n
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ xác định mật độ vi khuẩn
3.5.5. Phương pháp chiếtxuất thảo dược
Thảo dược thí nghiệm được rửa sạch, để ráo nước tự nhiên ở nhiệt độ phòng, rồi cho vào máy xay thật nhuyễn, có thể thêm một ít nước cất làm dung môi nhằm thuận tiện cho việc vắt lấy dịch chiết qua lưới lọc. Các loại thảo dược thử nghiệm được chiết xuất với dung môi nước cất vô trùng. Dịch chiết được bảo quản ở nơi khô thoáng với nhiệt độ luôn bảo đảm dưới 500C tránh hiện tượng tác dụng dược lý của thảo dược bị mất đi bởi nhiệt độ.