- Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm qua lá
Đạm là nguyên tố cấu thành tất cả các bộ phận sống của cây, đạm có mặt trong hàng loạt các chất hữu cơ quan trọng như aminoaxit, axit nucleic, diệp lục, protein, phytohoomon và các hợp chất thứ cấp. Đạm là nguyên tố quan trọng nhất quyết định năng suất, phẩm chất cây trồng.
+ Hoa màu đỏ nếu cung cấp đạm hoặc các hợp chất các bon quá nhiều sẽ làm cho hoa đỏ nhạt đi.
+ Hoa cúc thu màu xanh thiếu đạm sẽ biến thành màu xanh nhạt thậm chí còn thành màu trắng.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của dinh dưỡng đạm trong lá đến hàm lượng đạm tổng số trong các cơ quan của thực vật cho thấy việc bón urê qua lá ở các giai đoạn vào chắc làm tăng hàm lượng đạm ở cả hạt và các bộ phận của cây.
Một vấn đ ề cấp b ách cần p hải khắc ph ục là sự mất đ ạm do h iện tượng rửa trôi, xói mòn ở các nước nhiệt đới và những vùng đất có kết cấu kém làm cho nguyên tố đạm luôn là nguyên tố hạn chế trong đất, đây là vấn đề đang được các nhà nông nghiệp hiện đại tìm cách khắc phục. Việc bón qua lá một
lượng đạm nhỏ hiện đang là phương pháp có ý nghĩa để hạn chế sự mất đạm, giảm ô nhiễm, tăng năng suất cây trồng và cải thiện nâng cao hàm lượng đạm trong nông sản, từ đó thoả mãn những mong đợi và nhu cầu của con người.
* Dinh dưỡng Mg qua lá của cây trồng
Hiện nay hiện tượng thiếu Mg đang trở thành phổ biến với các vùng đất ở Trung Âu, Bắc Âu. Ở Việt Nam đặc biệt là vùng núi phía bắc với đa phần là đất dốc nghèo dinh dưỡng do thường xuyên bị lũ lụt, xói mòn, rửa trôi nên đất kém kết cấu dẫn đến hàm lượng N và Mg trong đất bị rửa trôi lớn hơn so với các nơi khác. Hiện tượng thiếu Mg ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu các nguyên tố khác cũng như sự hấp thu nước dẫn đến giảm hiệu lực của phân bón, giảm năng suất, phẩm chất cây trồng. Việc cung cấp Mg bằng con đường bón phân qua lá là cần thiết.
* Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá
Tác giả Nguyễn Thị Kim Lý đã sử dụng kích phát tố của công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: việc sử dụng loại phân bón lá này với liều lượng 1g thuốc pha trong 1 lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút, rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5g phân bón lá phun lại nên cành giâm, cứ 3 – 5 ngày phun dung dịch này một lần, có thể đảm bảo 80 -90% số cây ra rễ, với thời g ian rút n gắn so với đ ối ch ứng từ 3 -4 ngày. Phương pháp này thường được ứng dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. ( Nguyễn Thị Kim Lý, Nguyễn Xuân Linh, 2002 )[14].