Thành phần và tỷ lệ sâu bệnh hại trên giống hoa lily Sorbonne

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 72 - 74)

Sâu bệnh hại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của tất cả các loại cây trồng nói chung, đặc biệt với cây hoa, là cây đem lại vẻ đẹp

cho con người ngắm và thưởng thức. Nếu bị sâu bệnh hại đến hoa ở bất cứ mức độ nào đều ảnh hưởng đến giá trị của cả cành hoa, việc theo dõi thành phần, tỷ lệ và mức độ sâu bệnh hại có ý nghĩa quan tr ọng trong nghiên cứu.

Trong cả hai năm thí nghiệm trên giống hoa lily Sorbonne đều thấy xuất hiện bệnh cháy lá và bệnh xoăn lá, tuy nhiên bệnh xoăn lá xuất hiện rất ít không gây ảnh hưởng nhiều đến giá trị thẩm mỹ của cành hoa, bệnh cháy lá có ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị thương phẩm của cành hoa. Sâu hại thì xuất hiện chính là rệp muội, chúng phát sinh vào giai đoạn cuối khi hình thành nụ hoa, rệp bám hai mặt lá, nụ chích hút làm cho nụ teo đ i, lá k hông phát triển làm giảm năng suất và giá trị thẩm mỹ của cành hoa. Qua theo dõi cụ thể chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6:

Bảng 3.6: Tình hình sâu bệnh hại giống hoa lily Sorbonne thí nghiệm Năm Công thức Bệnh hại (bệnh cháy lá) Sâu hại (rệp muội)

Tỷ lệ bệnh (%) Mật độ sâu (con/m2) 20 06 2 00 7 Đ/c 22,4 215 TQ1 16,5 165 TQ2 21,4 225 SG 20,6 178 20 07 - 2 00 8 Đ/c 21,5 195 TQ1 17,7 145 TQ2 21,5 167 SG 19,4 186

Qua bảng 3.6 cho thấy bệnh cháy lá xuất hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức phun phân TQ1 có khả năng kháng bệnh tốt nhất nên tỷ lệ bệnh thấp nhất ở cả 2 năm thí nghiệm (vụ 1: 16,5%; vụ 2: 17,7%), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (vụ 1: 20,6%, vụ 2: 19,5% ) và công thức

phun phân TQ2 (vụ 1: 21,4%, vụ 2: 21,5%), bị nhiều nhất là công thức đối chứng (vụ 1: 22,4%, vụ 2: 19,5%).

Về sâu hại gây hại giống hoa lily sorbonne chủ yếu là rệp muội. Rệp muội xuất hiện khi hoa bắt đầu ra nụ và phân cành, rệp phát sinh rất nhanh nhưng do phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nên rệp không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất hoa. Qua theo dõi chúng tôi thu đư ợc kết quả sau:

Thấp nhất là công thức phun phân TQ1(165 con/m2), tiếp đến là công thức phun phân Sông Gianh (178 con/m2) và công thức đối chứng (215 con/m2), cao nhất là công thức phun phân TQ2 (225 con/m2).

Ở vụ 2, công thức phun phân TQ1 bị hại thấp nhất là (145 con/m2), tiếp đến là công thức phun phân TQ2 (167 con/m2) và công thức phun phân Sông Gianh (186 con/m2), cao nhất là công thức đối chứng (195 con/m2).

Qua 2 năm thí nghiệm thì công thức phun phân TQ1 có khả năng kháng rệp muội tốt nhất.

Bên cạnh các loại sâu bệnh hại trên thì còn một số bệnh sinh lý là bệnh vàng lá và rụng lá ở gốc do chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm quá lớn, cần có các biện pháp che chắn để giữ nhiệt độ cho đất hạn chế rụng lá ở gốc làm ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ vật chất khô cung cấp dinh dưỡng cho cành hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w