Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 79 - 81)

cây cuối cùng của các công thức phun chế phẩm KTST đều cao hơn công thức đối chứng. Vụ 1 chiều cao cuối cùng của công thức phun Atonik là cao nhất đạt 97,8cm, tiếp đến là công thức phun GA3 (93,7 cm), công thức phun Thiên Nông (90,8 cm) cuối cùng là công thức đối chứng (88,1 cm). Vụ 2 chiều cao cuối cùng của công thức phun GA3 là cao nhất đạt 113,2 cm, tiếp đến là công thức phun Atonik (112,6 cm), công thức phun Thiên Nông (105,2 cm) cuối cùng là công thức đối chứng đạt 104,3 cm. Để kết quả được chính xác hơn chúng tôi tiến hành xử lý thống kê, kết quả như sau: ở cả 2 vụ trồng công thức phun Atonik và công thức phun GA3 đều có chiều cao cây cuối cùng cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, công thức phun Thiên Nông có chiều cao cây cuối cùng tương đương công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Qua đây ta có thể kết luận rằng chế phẩm Atonik và chế phẩm GA3 có tác dụng làm tăng chiều cao cây cuối cùng của giống hoa lily sorbonne. Chiều hướng tác động của các chế phẩm KTST qua 2 năm là ổn định.

3.2.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne hoa lily Sorbonne

Số lá/cây là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, kỹ thuật và điều kiện trồng trọt. Tuy nhiên sự tăng trưởng số lá ở từng giai đoạn theo dõi (10 ngày theo dõi 1 lần) lại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trong cùng giai đoạn đó, thực tế số lá trên cây hoa lily tăng dần và đạt cực đại khi cây ra nụ, ra hoa.

Kết quả theo dõi động thái ra lá của thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9:

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các chế phẩm KTST đến động thái ra lá của giống hoa lily Sorbonne

Đơn vị: lá/cây Năm chỉ tiêu CT Ngày sau trồng 10 20 30 40 50 60 20 06 2 00 7 Đ/c 4,4 27,7 42 47,7 49,2 50,7 - Atonik 4,3 26,8 40,5 47,6 54,8 61,5* Thiên Nông 4,5 29,5 41,4 47,8 53,3 57,9* GA3 3,9 27 42,3 49,1 54,9 59,9* CV (%) 3,2 LSD.05 3,7 20 07 - 2 00 8 Đ/c 3,2 22,7 35,1 45,1 53,6 - Atonik 3,4 24,8 38,1 47,5 57,6* Thiên Nông 3,8 23,7 36,5 45,7 56,4* GA3 3,4 22,5 35,7 47,5 57,1* CV (%) 1,9 LSD.05 2,2

Qua bảng 3.9 cho thấy: Từ trồng đến 10 ngày sau trồng số lá của các công thức thí nghiệm khác nhau ở 2 vụ trồng. Vụ 1 số lá của công thức phun Thiên Nông cao nhất đạt 4,5 lá/cây thấp nhất là công thức phun GA3 đạt 3,9 lá/cây trong khi đó ở vụ 2 sau trồng 10 ngày công thức phun Thiên Nông đạt số lá cao nhất (3,8 lá/cây), thấp nhất là công thức đối chứng 3,2 lá/cây.

Số lá tăng nhanh ở giai đoạn 30 – 40 ngày sau trồng và ổn định ở giai đoạn 50 – 60 ngày. Vụ 1 sau 60 ngày số lá ổn định và đạt cực đại, trong đó công thức phun Atonik có số lá cao nhất đạt 61,5 lá/cây và thấp nhất là công

thức đối chứng đạt 50,7 lá/cây. Vụ 2 sau 50 ngày số lá đã ổn định và đạt cực đại. Công thức phun Atonik có số lá đạt cao nhất 57,6 lá/cây, thấp nhất là công thức đối chứng đạt 53,6 lá/cây.

Kết quả xử lý thống kê cho thấy ở cả 2 vụ trồng các công thức được phun chế phẩm KTST đều có số lá/cây lớn hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Nhìn chung tốc độ ra lá của các công thức nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây. Thông qua bảng số liệu và nhận xét trên ta nhận thấy khi phun chế phẩm KTST có ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng chiều cao cây và số lá/cây. Tất cả các công thức được xử lý chế phẩm KTST đều có chiều cao cuối cùng cao hơn công thức đối chứng, đồng thời các công thức được xử lý chế phẩm KTST đã làm tăng số lá/cây của giống hoa lily Sorbonne. Điều này đã được khẳng định qua 2 năm thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa lily tại Ba Bể - Bắc Kạn (Trang 79 - 81)