0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tăng lượng sản phẩm gia cầm giết mổ trong việc tự đứng ra kinh doanh và gia công.

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP (Trang 50 -55 )

và gia công.

- Liên hệ với nhiều bạn hàng tìm nguồn đầu ra ở nhiều chợ, kể cả ngoài tỉnh.

- Tìm nguồn vốn từ vay ngân hàng đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiết kiệm được chi phí lao động, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Thực hiện quy trình kiểm dịch chặt chẽ tạo lòng tin nơi người tiêu dùng, làm cho họ an tâm khi mua sản phẩm gà làm sẵn.

- Xử lý nguồn nước thải tránh ô nhiễm môi trường và người dân xung quanh vì điều này dễ gây ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả làm ăn của lò giết mổ.

- Tìm hiểu và nắm bắt thông tin thị trường kịp thời để có những hướng giải quyết thích hợp khi thị trường biến động hay sự trở lại của dịch cúm.

5.4 GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất con giống, trên cơ sở có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ của nhà nước về nguồn gốc, phẩm chất, cơ cấu con giống… đảm bảo giống sạch bệnh, năng suất cao.

hình an toàn sinh học trong chăn nuôi gà công nghiệp. Thường xuyên đào tạo, tập huấn thực hiện các quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn sau dịch; các biện pháp phòng chống dịch, bao vây khống chế khi bệnh, dịch xảy ra.

- Biên soạn, in ấn tài liệu bướm và cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình chăn nuôi và dịch bệnh gia cầm cùng các biện pháp phòng chống hữu hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài phát thanh…để phổ biến rộng rãi cho nhân dân; nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch cho người chăn nuôi; phổ biến kinh nghiệm phòng chống dịch có hiệu quả của các địa phương trong ngoài tỉnh.

- Cho người chăn nuôi vay vốn với lãi suất thấp, thời hạn theo chu kỳ sản xuất của vật nuôi. Tạo nguồn vốn cho người chăn nuôi vay để chuyển đổi phöông

thức chăn nuôihoặc tạo dựng việc làm mới.

- Cấp các chứng chỉ, giấy chứng nhận an toàn, chất lượng đối với những trại chăn nuôi có sản phẩm gà đạt tiêu chuẩn.

- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm gia cầm từ khâu chăn nuôi, thương lái thu gom, các đại lý bán buôn gia cầm, các cơ sở giết mổ.

- Quy hoạch và sắp xếp các chợ, khu buôn bán gia cầm sống tập trung tại các đô thị, thị xã và thị trấn, có sự kiểm soát về dịch bệnh.

- Quy hoạch các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung: các cơ sở giết mổ gia cầm phải được qui hoạch xa khu đô thị, tốt nhất ở vùng chăn nuôi. Không nên xây dựng khu giết mổ gia súc và gia cầm trong đô thị. Tại các đô thị, thị xã, thị trấn gia cầm chỉ được tiêu thụ sau khi đã được kiểm dịch bởi cơ quan thú y và được đóng dấu.

- Nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở chế biến gia cầm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm:

Nhà nước động viên, khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung. Từ nay đến năm 2010, nhà nước có chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung được vay vốn ưu đãi để nâng cấp các cơ sở chế biến…

- Khai thông thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, cung ứng nhu cầu con giống và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, đặc biệt đưa lượng gà tiêu thụ vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

6.1.1 Đối với hộ chăn nuôi

Từ kết quả thực tế và việc phân tích hiệu quả chăn nuôi của các hộ ở các huyện của tỉnh Đồng Tháp. Ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

Việc chăn nuôi gà công nghiệp của các hộ nhỏ lẻ thật sự chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đa số các hộ lấy công lao động làm lợi nhuận sau quá trình chăn nuôi. Mặc dù các trại lớn cũng thu được lợi nhuận cao trong mỗi vụ nuôi nhưng số lượng các trại lớn chiếm rất ít ở mỗi huyện (từ 1 đến 2 trại lớn). Người chăn nuôi có trình độ học vấn không cao, thiếu kỹ thuật trong chăn nuôi, với các trại nhỏ thì kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nhiều vì thời gian nuôi tính đến thời điểm này quá ngắn, chưa ai gắn bó lâu dài với nghề chăn nuôi gà công nghiệp và họ thường không dám mở rộng quy mô nuôi.Việc chăn nuôi chưa phát triển đồng đều ở các vùng, đa số họ nuôi theo tự phát hoặc theo chương trình hỗ trợ của nhà nước. Vấn đề lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và nền kinh tế của tỉnh.

6.1.2 Đối với hộ thu gom

Các chủ thu gom đều có lợi nhuận cao và ổn định sau mỗi chuyến thu mua, đây là tính hiệu tốt để mở rộng quy mô. Quy trình thu gom đơn giản vì họ được người bán tự liên hệ, không phải đầu tư nhiều cơ sở vật chất từ đó có thể tiết kiệm được chi phí. Nhưng họ lại không có ý định mở rộng quy mô vì thiếu vốn và lượng đầu ra khó mở rộng, đa phần là họ bán cho các thương lái khác ,các lò mổ đã đặt trước số lượng hoặc các bạn hàng bán lẻ ở chợ trong tỉnh. Điều này làm cho kênh phân phối không thể mở rộng và phát triển mạnh.

6.1.3 Đối với lò giết mổ

Số lượng lò mổ ít do thiếu sự đầu tư của nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực này một phần do thiếu vốn và do tâm lý của người dân không thích lĩnh vực này. Ít lò giết mổ cho thấy được còn một lượng gà thịt lớn được giết mổ không đảm bảo kiểm dịch và vệ sinh thực phẩm. Đa số các lò mổ hoạt động theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh tế chưa cao chưa thực sự đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, quy trình kiểm dịch còn khá lỏng lẽo. Chi phí trong giết mổ còn khá cao, lượng sản phẩm ra ngoài thị trường chưa nhiều còn bị hạn chế trong việc phân phối, chưa tìm được nhiều kênh tiêu thụ mới.

Mặc dù cũng thu được lợi nhuận khá cao trong giết mổ sản phẩm gà thịt nhưng đa phần là gia công nên lợi nhuận bị giảm một phần đáng kể. Điều đáng lưu ý là lò mổ đã giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa phương tạo cho họ thu nhập ổn định và luôn tuân thủ các quy định và chính sách của nhà nước về giết mổ và thuế khóa góp một phần tăng phúc lợi xã hội.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với các hộ chăn nuôi

- Cần nâng cao trình độ kỹ thuật trong chăn nuôi, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do trạm khuyến nông của huyện tổ chức hay bất cứ tổ chức nhà nước nào muốn hỗ trợ cho chăn nuôi gà công nghiệp.

- Xây dựng chuồng trại theo đúng yêu cầu kỹ thuật, khử trùng và vệ sinh kỹ càng trước khi thả gà. Tăng cường theo dõi chăm sóc gà nuôi để phát hiện những biểu hiện khác thường của đàn gà, kịp thời khắc phục và có biện pháp xử lý thích hợp, đồng thời sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, “tay nghề” trong chăn nuôi, giúp cho năng suất và hiệu quả thu vào tối ưu.

- Các trại nuôi nhỏ lẻ cần học hỏi kinh nghiệm của các trại lớn để nâng cao năng suất và mở rộng quy mô nuôi.Các hộ nuôi lớn cũng không ngừng mở rộng diện tích và quy mô nuôi để Đồng Tháp có đàn gà lớn trong khu vực.

- Giảm thiểu các chi phí trong chăn nuôi bằng việc liên hệ nguồn chi phí đầu ra nhỏ (giống, thức ăn…). Các trại lớn tiêu tốn lượng thức ăn lớn cho môi vụ nên cần liên hệ và ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn sẽ giảm được chi phí đáng kể. Bên cạnh việc tăng thu nhập đầu vào qua việc tìm nguồn thu mua, tăng cường quan hệ với các đối tác thu mua tạo ra nhiều thuận lợi trong tiêu thụ.

- Tăng số lượng gà trong chăn nuôi bằng cách chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ sang lớn điều này có thể giảm được chi phí cố định và công lao động nhà, gia tăng được lợi nhuận góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cuộc cho người chăn nuôi, ổn định được nền kinh tế và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội.

6.2.2 Đối với hộ thu gom

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP (Trang 50 -55 )

×