Làm quen với các vụ kiện tụng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh (Trang 47)

Thông qua các vụ kiện trong thời gian vừa qua như: Hiệp hội cá nheo Mỹ kiện không cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng tên gọi catfish đối với cá tra, cá basa xuất khẩu vào Mỹ; vụ kiện Việt Nam bán phá giá mặt hàng này và gần đây nhất là vụ kiện Việt Nam bán phá giá cả tôm vào thị trường Mỹ cho thấy một mặt công ty phải thật am hiểu về pháp luật của thị trường Mỹ cũng như luật thương mại quốc tế, mặt khác phải có một đội ngũ chuyên viên thành thạo, đủ sức đối phó với các vụ kiện, sớm nắm bắt được thông tin để tư vấn cho công ty, giúp công ty có thể điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị trường. Bên cạnh đó, một sự hợp tác, liên kết và học tập kinh nghiệm xử lý của các nước cũng bị kiện như mình là rất quan trọng.

Vậy khi phải đối phó với tình hình trên thì công ty có thể làm gì?

Vận động được coi là biện pháp đầu tiên trong mọi tình huống. Có thể theo trình tự chung là vận động bằng nhiều con đường để các doanh nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu không nộp đơn kiện chống bán phá giá. Khi đơn đã nộp thì cần vận động cơ quan có thẩm quyền không tiến hành điều tra với nhiều lý do như có bằng chứng hiển nhiên không có phá giá hoặc không có thiệt hại, hoặc phá giá ở mức de minimis, tức là biên độ phá giá nhỏ hơn 2% giá xuất khẩu, hoặc tỷ lệ nhập khẩu từ công ty có thể bỏ qua, tức là chiếm dưới 3% tổng nhập khẩu mặt hàng đó.

Khi cơ quan thẩm quyền của Mỹ vẫn tiếp tục điều tra thì lại tích cực vận động họ không áp dụng biện pháp tạm thời, chẳng hạn với lý do hàng nhập khẩu chưa gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp công

ty thấy khả năng đối tác sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá một cách chính thức là khó tránh khỏi thì cần vận động để mức thuế chống bán phá giá càng thấp càng tốt, chẳng hạn vận động những nhà sản xuất sử dụng hàng nhập khẩu như là nguyên liệu đầu vào và người tiêu dùng cuối cùng hàng nhập khẩu gây sức ép với cơ quan thẩm quyền áp dụng mức thuế thấp hơn biên độ phá giá.

Nếu công ty kết hợp thêm vận động chính trị hoặc có những đề xuất thương mại có giá trị cao thì sẽ tác động lớn tới quá trình điều tra và ra quyết định liên quan tới chống bán phá giá của đối tác.

Trong trường hợp vận động không đem lại kết quả, công ty cần phải có những giải pháp tình thế để hạn chế phần nào thiệt hại và tránh bị sa lầy trong các tranh chấp về bán phá giá.

Tuy nhiên, ngay từ bây giờ công ty phải có hành động cụ thể để đối phó với biện pháp này trong dài hạn.

Thứ nhất, công ty cần chỉ ra đơn có hợp lệ hay không, dựa trên hai khái niệm là sản phẩm tương tự và ngành sản xuất trong nước.

Thứ hai, trong một số tranh chấp bán phá giá công ty nên đặt vấn đề lợi ích vật chất lên hàng đầu hơn là chúng ta theo đuổi mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”. Nói cách khác, cho dù công ty biết chắc là ta không bán phá giá một sản phẩm nào đó, nhưng nếu thấy khả năng thắng kiện là không cao và tốn kém, khi đó công ty nên đưa ra nhân nhượng để đỡ bị thiệt, đối tác cũng nhân hoà được quyền lợi kinh tế và chính trị trong nội bộ nước họ. Biện pháp nhân nhượng được luật phá giá của WTO cho phép là cam kết giá. Trong quá trình điều tra, nước xuất khẩu có thể tự nguyện cam kết tăng giá xuất khẩu. Nếu nước nhập khẩu chấp nhận đề xuất này thì quá trình điều tra chấm dứt trừ khi nước xuất khẩu vẫn yêu cầu tiếp tục điều tra.

Cam kết tăng giá xuất khẩu là một biện pháp khá đơn giản, đỡ tốn chi phí thao đuổi tranh chấp. Một ưu điểm rõ ràng là nhà xuất khẩu được hưởng phần lớn

chênh lệch giữa giá bán tại nước nhập khẩu trước và sau khi tăng giá xuất khẩu. Trong khi đó, nếu bị áp dụng thuế chống bán phá giá thì có thể thấy rằng giá bán tại nước nhập khẩu tăng lên nhưng nhà xuất khẩu không được lợi gì cả. Hơn nữa, sau khi bị đánh thuế chống bán phá giá, nhà xuất khẩu sẽ dần dần phải tăng giá để không bị coi là bán phá giá nữa. Trong khi chờ đợi cơ quan rà soát kiểm tra để dỡ bỏ thuế chống phá giá, giá hàng xuất khẩu sẽ bị tăng vọt do thuế chống bán phá giá vẫn tiếp tục đánh vào hàng hoá đã được nâng giá. Điều này dẫn dến sự ngưng trệ xuất khẩu và ảnh hưởng lớn tới sản xuất mặt hàng đó tại nước xuất khẩu.

3.2.2.6. Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ, công ty cần lưu ý những vấn đề sau đây:

- Cung cấp tất cả các thông tin được yêu cầu trong tờ khai hải quan và hoá đơn.

- Chuẩn bị cẩn thận các tờ khai và đánh máy một cách rõ ràng.

- Các chứng từ phải ghi đầy đủ các thông tin được thể hiện trong một phiếu đóng gói hợp thức.

- Đánh dấu và đánh số từng kiện hàng sao cho tương ứng với các số hiệu và ký hiệu thể hiện trong chứng từ.

- Mô tả chi tiết từng loại hàng hoá của từng kiện hàng trong hoá đơn chứng từ. - Ghi ký hiệu hàng hoá cùng tên nước xuất xứ lên hàng hoá một cách rõ ràng và dễ thấy, trừ trường hợp hàng hoá đó được miễn trừ khỏi các quy định về ghi tên nước xuất xứ.

- Tuân thủ các điều kiện chung của các Đạo luật riêng biệt của Mỹ áp dụng cho hàng hoá của nhà xuất khẩu, ví dụ như các quy định liên quan tới thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, đồ uống có cồn hay các chất phóng xạ.

- Tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn về: cách lập hoá đơn, đóng gói, tên mác, nhãn hiệu… mà khách hàng Mỹ yêu cầu.

- Hợp tác với Hải quan Mỹ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn về bao gói cho hàng hoá của nhà xuất khẩu.

- Tổ chức kiểm tra an ninh chặt chẽ ở cơ sở sản xuất cũng như trong quá trình vận chuyển hàng hoá tới nơi gửi hàng (bằng tàu biển, máy bay…). Nên chở hàng bằng tàu có tham gia Hệ thống kiểm định hàng hoá tự động. Nếu sử dụng môi giới hải quan để thực hiện giao dịch, nên thuê một hãng có tham gia vào hệ thống môi giới tự động.

Trong những năm tới, nếu như điều kiện thiên nhiên thuận lợi và các biện pháp nêu trên được thực hiện một cách đồng bộ thì ngành thuỷ sản nói chung và công ty thuỷ sản II Quảng Ninh nói riêng sẽ không ngừng phát triển. Từ đó sẽ khẳng định thêm được vị thế của thuỷ sản là mặt hàng mũi nhọn của Việt Nam. Nhờ vậy sẽ nâng cao được mức sống, trình độ của người lao động trong ngành, đồng thời nâng cao được lợi nhuận cho công ty và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN

Mặc dù trong thời gian qua có những biến động về thị trường thuỷ sản Mỹ, nhưng nhìn chung hàng thuỷ sản của công ty vẫn xuất khẩu được. Tuy vậy, công ty vẫn còn đang gặp khá nhiều khó khăn về luật pháp khi kinh doanh trên thị trường Mỹ.

Như vây, vấn đề đặt ra trước tiên đối với công ty là phải sản xuất kinh doanh tốt, có chất lượng và có uy tín. Tuy nhiên, đây không phải là một điều đơn giản. Có người cho rằng, cứ có sản phẩm chất lượng tốt, đạt yêu cầu tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của Mỹ, được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận, thì vẫn có thể tiếp tục xuất sang Mỹ. Thực tế có thể như vậy, nhưng em cho rằng trong làm ăn kinh doanh, nên tránh những rắc rối kiện tụng, nhất là ở Mỹ.

Để tránh được những rắc rối như vậy, công ty phải nhanh chóng tự lớn lên, về công nghệ, về hiểu biết và kinh nghiệm quản trị kinh doanh, về luật và lệ của nước mình và nước Mỹ để tiến hành làm ăn kinh doanh, về luật lệ quốc tế và của Mỹ để chiến thắng trong kiện tụng, nếu buộc phải như vậy.

Như trong bài đã phân tích, nếu công ty có sản phẩm tốt, nhưng không biết “tô điểm” cho nó (hay tô điểm chưa đủ), không quảng cáo tiếp thị tốt, nhãn mác nhập nhèm, giao hàng thất thường không đúng thời hạn, cố bán những hàng mà người sở tại không ưa thích lắm, hoặc đưa ra những hàng hoá vào thị trường nào đó đã tràn ngập hàng hóa cùng loại có chất lượng và giá cả hợp lý hơn… thì rõ ràng khả năng thất bại là nhiều hơn. Đấy là chưa kể những sản phẩm có chất lượng chưa tốt.

Qua bài viết, giúp công ty thấy được ranh giới giữa vai trò của các cấp điều hành vĩ mô và vai trò hoạt động của công ty là rất rõ ràng. Các cấp vĩ mô không thể làm thay cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty hoàn toàn có khả đối phó với mọi khó khăn trong kinh doanh và phát huy mọi mặt sáng tạo chủ động của mình để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và giáo trình: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - Giáo trình Kinh Doanh Quốc Tế – Tập I- Nhà xuất bản Thống Kê - 2001.

2. Võ Thị Thanh Thu – Những giải pháp về thị trường cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam – Nhà xuất bản Thống Kê - 2002.

Báo và tạp chí:

1. TS. Đỗ Đức Bình – Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam- Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển – số 11/2001 – tr.20

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường - Đẩy mạnh xuất hàng hoá Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ – Tạp chí Kinh Tế và Phát Triển – số 11/2001 – tr.29

3. ThS. Nguyễn Thị Thu Hương – Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Mỹ, cơ hội và thách thức – Tạp chí Thị trường và quản lý – số 6/2002 – tr.13 4. ThS. Lê Công Toàn – Những điều mà doanh nghiệp cần biết để thâm nhập

vào thị trường Mỹ – Tạp chí Thương mại – số 7/2002 – tr.6

5. PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng- Tìm hiểu cuộc chiến catfish của Mỹ chống cá tra và cá basa của Việt Nam – Châu Mỹ ngày nay – số 4/2002 – tr.25

6. Nguyễn Đình Lương – Dự luật HR1950 gây cản trở quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại song phương –Châu Mỹ ngày nay – số 8/2003- tr.64

7. Tạp chí Kinh tế và dự báo- số 5/2002 – tr.10

8. Lương Van Tự – Khởi động thực hiện Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ – Báo Nhân Dân – 23/12/2002 – tr2

9. Ngô Duy Thực – Công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh đón nhận danh hiệu anh hùng lao động – Tạp chí Thuỷ sản- số 8/2003 – tr.7

Các nguồn khác:

1. Báo cáo tổng kết từ năm 1994 đến năm2002 của Bộ Thuỷ sản

2. Http://www.vneconomy.com 3. Http://www.vnexpress.com 4. Http://www.vinseek.com

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của môi trường luật pháp Mỹ tới hoạt động kinh doanh của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh (Trang 47)