Qua nghiên cứu môi trường luật pháp Mỹ ảnh hưởng tới hoạt động của công ty xuất khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh và đặc biệt là sau khi cá tra – cá basa của Việt Nam bị xử thua kiện ở Mỹ cho thấy lý lẽ đúng đắn chưa chắc đã thắng trên “chợ” quốc tế, mà đặc biệt là chợ Mỹ. Chuyện Việt Nam bị xử ép rõ ràng đến mức ngay cả giới báo Mỹ và quốc tế cũng phải lên tiếng mỉa mai cái gọi là “tự do hoá thương mại Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, giờ không phải là lúc nhắc lại chuyện cũ nữa. Sản phẩm
Việt Nam vẫn ra chợ quốc tế. Thương hiệu Việt Nam vẫn đang được người tiêu dùng Mỹ lựa chọn. Nhưng điều quan trọng là qua đó chúng ta rút ra được kinh nghiệm gì cho ngành thuỷ sản nói chung và cho các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ nói riêng.
Vấn đề đầu tiên là thông tin. Qua vụ kiện vừa rồi, khâu cuối cùng (cũng là khâu căn bản quyết định sự thành công trong việc xuất khẩu) là những người nuôi trồng thì lại rất thiếu thông tin. Từ sự thiếu thông tin này có thể dẫn đến một số sơ xuất kỹ thuật không đáng có, để phía bên kia vịn cớ bắt bẻ mình.
Thứ hai, khi Việt Nam áp dụng kinh tế thị trường là phải xây dựng tinh thần cộng đồng, làm ăn có tổ chức.Việc tham giai các hiệp hội sẽ giúp cho người sản xuất hiểu biết, chia sẻ thông tin, phối hợp với nhau định ra hướng phát triển chung. Qua nghiên cứu cho thấy, các nước có nền kinh tế hoàn toàn tự do là hoạt động nông, ngư nghiệp phải có tổ chức, đó là hiệp hội các nghề nghiệp. Còn ở Việt Nam, chỉ khi các doanh nghiệp đụng chuyện thì mới thấy lợi ích của mình bị thiệt hại. Hai năm gần đây, VASEP bảo thống nhất giá bán, giá mua thì các doanh nghiệp chỉ ừ mà không thực hiện. VASEP thì không thể ép các doang nghiệp được, vì chỉ là tổ chức tự nguyện. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thông qua các hiệp hội, các cơ quan chức năng… để có thể phản ứng và đối đầu với đối thủ của mình. Hơn nữa, phải cùng nhau lo sao sản phẩm phải có nhãn hiệu, có tiêu chuẩn quốc tế, và cùng nhau duy trì để phát triển cái nghề cá bè truyền thống rất quý của mình.
Thứ ba, phải kiên trì tiếp thị, đoàn kết đấu tranh trên thương trường, không để xảy ra tình trạng “quân ta phá quân mình”. Doanh nghiệp Việt Nam khi tới làm ăn tại thị trường Mỹ cần lưu ý rằng, việc quảng cáo, tiếp thị trên các phương tiện truyền thông nơi đây có ảnh hưởng hết sức to lớn tới hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, đây là điều mà doang nghiệp không mấy dễ dàng thực hiện để đảm bảo các
yếu tố như ấn tượng, sáng tạo và phù hợp với văn hoá, lối sống của Mỹ… Việc đoàn kết, thống nhất quan điểm hành động cũng là vấn đề chúng ta cần phải củng cố hơn. Thực tế điều cần thiết này đã không chỉ xảy ra ở cấp công ty với công ty, mà ngay cả ở các cấp cao hơn. Sự mâu thuẫn, thiếu gắn kết, mạnh ai lấy làm trong việc nội bộ của chính mình cũng là một nguyên nhân làm chúng ta hành động lúng túng, kém hiệu quả.
Thứ tư, muốn đi vào kinh tế thị trường thì phải biết luật chơi của nó; chơi với Mỹ thì phải biết luật Mỹ và phải chơi theo kiểu Mỹ, phải nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của Mỹ, đồng thời chúng ta phải có giải pháp để đối phó khi bị chơi ép. Luật chơi ở đây là luật pháp Mỹ, luật liên bang và luật 51 tiểu bang. Điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp ở Mỹ đều có luật sư giỏi đứng đằng sau, còn các doanh nghiệp của ta chưa có được điều đó.
Mặt khác các doanh nghiệp phải xem xét có gì chưa phù hợp để điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chúng ta cứ nghĩ kinh tế thị trường là tự do hoàn toàn, mạnh ai lấy làm, không phải như vậy. Như trong nghề nuôi cá tra, cá basa vừa qua, năng lực xuất khẩu của công ty thuỷ sản II Quảng Ninh chỉ được 40.000 tấn cá thành phẩm. Nhưng người nuôi đang có trong tay khoảng 75.000 tấn và đa phần đứng ngoài các câu lạc bộ, các hội đoàn chế biến xuất khẩu là những nơi luôn gắn với thị trường.
Hơn nữa không nên bám chặt vào một thị trường, dù đó là thị trường Mỹ. Có như thế mới khỏi bị ép.
Thứ năm, khi một nước xuất khẩu sang một nước khác với sản phẩm có nhiều ưu thế hơn về chất lượng và giá cả thì chắc chắn dù ít hay nhiều cũng sẽ đụng phải phản ứng của những nhà sản xuất cùng loại sản phẩm trong nước đó. Đây có thể là phản ứng không công bằng nhưng thức tế vẫn thường xảy ra và phải chấp
nhận như là quy luật của thương trường. Do đó, vấn đề mấu chốt là chúng ta phải dự báo và định lượng được mức độ phản ứng đó ngay cả trước khi đem hàng sang bán để đề ra được sách lược đối phó thích hợp. Em nghĩ rằng cả 3 bên, từ phía xuất khẩu, phía nhập khẩu và nhà sản xuất ở nước đó cần phải ngồi lại với nhau ngay từ đầu. Mình lắng nghe họ, họ lắng nghe mình. Chúng ta không mong đợi sự cảm thông, nhưng hy vọng sẽ có những giải pháp cùng chung sống trên một thị trường. Nếu mọi việc vẫn tiếp diễn gay gắt, chúng ta sẽ tính toán được một chiến lược xuất khẩu khôn khéo và toàn diện hơn.
Vào thị trường Mỹ khó khăn, phức tạp là như vậy, nhưng cho đến nay chưa có một cơ quan chức năng nào của chính phủ đứng ra đảm nhiệm việc tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp. Ngay cả Bộ Thương mại cũng chưa phân định trách nhiệm này cho bộ phận cụ thể nào của mình. Điều này có nghĩa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào Mỹ thật đấy, nhưng cho đến nay chúng ta chỉ mới dừng lại ở giai đoạn “hô hào” mà thôi.
Những vấn đề rút ra trên đây không chỉ là bài học có ích cho doanh nghiệp sản xuất chế biến, xuất khẩu hải sản mà còn có ích chung cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
3.2. GIẢI PHÁP GIÚP CÔNG TY KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ
Trong chiến lược phát xuất khẩu giai đoạn 2001 – 2005, công ty sẽ phấn đấu trở thành ngọn cờ đầu xuất khẩu thuỷ sản ở phía Bắc, đồng thời tăng tỷ trọng xuất sang thị trường có tiềm năng lớn nhất là Mỹ nhằm đa dạng hoá thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Tuy vây, những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được một cách đầy đủ nếu như các vấn đề đặt ra đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản của công ty và vấn đề khó khăn về luật pháp vừa được phân tích ở trên được giải quyết bằng các biện pháp cụ thể và đồng bộ.
Do giới hạn của phạm vi đề tài nên trong bài viết này em chỉ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn về mặt luật pháp mà công ty đang gặp phải khi kinh doanh trên thị trường Mỹ.
3.2.1. Giải pháp mang tầm vĩ mô
Trong bước đầu mở rộng quan hệ kinh tế sang thị trường Mỹ, vai trò của các cơ quan chính phủ rất quan trọng. Chính phủ và các Bộ vừa là người mở đường, tạo dựng quan hệ, người bảo hộ và bảo vệ cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, dù đó là doanh nghiệp quốc doanh hay tư nhân.
Trong bài viết “Khởi động thực hiện Hiệp địh Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ”, Thứ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam cho rằng, các cơ quan của nhà nước có nhiệm vụ “… đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sớm mở trung tâm thương mại để giới thiệu sản phẩm; tăng cường công tác hỗ trợ pháp lý và tháo gỡ vướng mắc về thủ tục visa cho doanh nghiệp, thủ tục lập văn phòng đại diện và các rào cản phi thuế quan mà Hoa Kỳ là nơi có rất nhiều vụ tranh chấp chống bán phá giá, tự vệ… Tranh thủ vận động thu hút đầu tư công nghệ cao, công nghệ sinh học và chế biến nông sản. Các Bộ, ngành tiếp tục triển khai tốt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại để khai thác hết tiềm năng của thị trường này, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tăng sản phẩm, xây dựng mạng lưới tiêu thụ trong nước để cạnh tranh ngay trên đất nước ta khi mở cửa thị trường theo lộ trình…”
Các biện pháp hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước giúp các doanh nghiệp nói riêng và các nhà sản xuất kinh doanh hàng thuỷ sản nói chung
không đi chệch hướng và đạt tới thành công một cách thuận lợi hơn. Trong thời gian tới, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản bao gồm: Thứ nhất, là thực hiện chính sách đầu tư, tín dụng ưu đãi một cách hợp lý hơn. Nguồn vốn ưu đãi này nên tập chung cho các lĩnh vực xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ; phát triển các chợ, cảng thu mau hải sản từ các vùng có tiềm năng lớn; hỗ trợ nuôi trồng thuỷ sản và đổi mới công nghệ chế biến. Khi phân phối nguồn vốn này cần đưa ra yêu cầu cam kết sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả đối với từng địa phương, doanh nghiệp và hộ dân. Đồng thời có biện pháp kiểm tra liên tục, thường xuyên về tình hình thực hiện thông qua cán bộ chuyên môn tín dụng để có biện pháp sử lý kịp thời khi có sai phạm.
Thứ hai, là tăng cường công tác kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm. Bộ Thuỷ sản và các cơ quan chức năng có liên quan như Tổng cục đo lường chất lượng cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng và biện pháp kiểm tra giám định đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng thuỷ sản dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời tăng cường hoàn thiện năng lực hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận vệ sinh thuỷ sản (hiện nay là Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản Việt Nam - NAFIQUACEN). Hoạt động của cơ quan này cần được tiến hành thường xuyên và toàn diện hơn đối với các loại thuỷ sản khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó cần có biện pháp tuyên truyền để các chủ tàu, thuyền viên, các doanh nghiệp và các cán bộ công nhân viên của họ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Biện pháp tuyên truyền có thể thông qua các hội thảo tổ chức theo cấp ngành; các buổi nói chuyện chuyên đề tại các doanh nghiệp, đại phương,…
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên có sự hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu thuỷ sản bằng cách cung cấp thông tin thị trường, tư vấn sản xuất
nuôi trồng, giải pháp về chính sách quản lý, luật pháp và những ưu đãi,… đến từng doanh nghiệp, hộ dân.
Em nhận thấy rằng, những nhiệm vụ và hoạt động nêu trên của Nhà nước và các cơ quan của chính phủ trong định hướng quan hệ với thị trường Mỹ là rất quan trọng, tạo được điều kiện và định hướng bước đầu cho các doang nghiệp Việt Nam hoạt động. Tuy nhiên, có thể do tính chất cấp bách của việc thực hiện Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, mà chúng dừng lại ở tính chất tác nghiệp.
Trong quan hệ với Mỹ, vấn đề hoạch định chiến lược lâu dài là rất quan trọng, có thể là quan trọng nhất. Khi nghiên cứu Mỹ, có thể nói rằng với một nền kinh tế thị trường tự do, nhưng chính phủ Mỹ luôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định và điều chỉnh các chính sách kinh tế cũng như điều chỉnh toàn bộ hệ thống – xã hội của đất nước.
Mặc dù Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng không phải trong tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế đều đứng đầu thế giới trong mọi lúc, mọi nơi và không bị thách thức căng thẳng bởi những bạn hàng cạnh tranh nước ngoài ngày một phát triển hơn. Người ta nói, thương trường là chiến trường, chính phủ Mỹ dã dường như hành động rất đúng với phương châm này.
Với một nền kinh tế thị trường tự do lớn nhất thế giới, nước Mỹ không để cho cơ chế thị trường tác động hàon toàn vào nền kinh tế, mà có sự điều tiết với một sức mạnh “cân bằng tương tự” với sức mạnh của thị trường. Điều này thể hiện rất rõ trong thực tế ở Mỹ hiện nay.
Trước hết, chính phủ Mỹ là một trong những chủ thể hoạch định chính sách quan trọng nhất. Qua mỗi một nhiệm kỳ 4 năm, các Tổng thống và chính phủ mới ở Mỹ đều có những chính sách kinh tế mới của mình. Chính sách mới này được định ra phù hợp với xu hướng phát triển dài hạn của nền kinh tế Mỹ và nó được đổi mới
thích ứng với điều kiện mới, do đó, có thể thấy nền kinh tế này luôn được đổi mới, năng động mà không gây xáo trộn đến quá trình sản xuất kinh doanh của hệ thống kinh tế. Bên cạnh việc hoạch định những chính sách kinh tế chung, chính phủ Mỹ luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các ngành nghề cạnh tranh có hiệu quả với nước ngoài, nghĩa là chính phủ luôn can thiệp để tạo thuận lợi trong kinh doanh cho các doanh nghiệp Mỹ. Điều đó được thể hiện ở việc chính phủ tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu – ứng dụng (tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu bạn hàng, khả năng cạnh tranh…) vừa tài trợ cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức để phát triển sản xuất ở trong và ngoài nước (bảo hộ thị trường trong nước, giảm thuế,…), áp dụng luật chống phá giá, trừng phạt kinh tế – chiến tranh kinh tế, đàm phán mở cửa thị trường ngoài nước, gây sức ép kinh tế - chính trị, buộc các nước thực hiện chế độ tự nguyện xuất khẩu (giảm xuất khẩu vào Mỹ); trên bình diện quốc tế, Mỹ tham gia và chỉ đạo dưới nhiều hình thức các hoạt động của WTO, của các tổ chức kinh tế đa phương, song phương, tạo các luật chơi kinh tế quốc tế có lợi cho Mỹ, tiếng nói của Mỹ thường chi phối hoạt động của các tổ chức này do tiềm lực kinh tế to lớn của Mỹ…
Rõ ràng, chính phủ Mỹ có vai trò rất quan trọng, những hoạt động chính sách và điều hành vĩ mô của chính phủ rất đa dạng, một phần do sức mạnh và phạm vi hoạt động kinh tế Mỹ, phần khác, theo em, do nhận thức của chính phủ và sự gắn kết giữa bộ máy nhà nước với sự chi phối của các nhám lợi ích và các giới chủ doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa việc hoạch định chính sách kinh tế ở Mỹ và nước ta là rất lớn. Trước tiên là do chế độ chính trị – xã hội khác biệt, thứ hai là do trình độ, quy mô và tính chất của nền kinh tế cũng rất khác nhau; thứ ba, các mối quan hệ kinh tê - chính trị của hai nước khác biệt nhau, các phương tiện (tài chính, bộ máy…) được sử dụng để hoạch định chính sách cũng khác nhau. Dù như vậy, vai trò của chính phủ nước ta, cũng như chính phủ nước Mỹ đều rất quan trọng đối với mỗi nước của các chính phủ đó. Vai trò của chính phủ Việt Nam được thể hiện ở chỗ định ra
những chính sách kinh tế vĩ mô dài hạn, nền kinh tế nước ta sẽ phải phát triển như thế nào qua những chặng đường trong tương lai, và chúng sẽ được điều chính qua từng nhiệm kỳ của chính phủ với những chính sách kinh tế vĩ mô trung hạn, ở nước