Những định hướng chính trị cơ bản của Đảng ta

Một phần của tài liệu Đề thi công chức thuế (Trang 57 - 58)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOẠ

4. Những định hướng chính trị, pháp lý cơ bản của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoạ

4.1 Những định hướng chính trị cơ bản của Đảng ta

Quan điểm chủ đạo của chính sách kinh tế đối ngoại (KTĐN) nước ta được Đảng ta khẳng định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng”.

Từ quan điểm tổng thể chủ đạo trên, có thể nêu thành những quan điểm cụ thể sau đây: a) Coi phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan của đất nước nhằm phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

b) Trong quan hệ KTĐN phải bảo đảm độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phát huy cao độ nội lực, dùng nội lực để thu hút ngoại lực, hướng ngoại lực phục vụ tốt mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ta.

Định hướng trên định rõ nội dung lợi ích bao gồm cả chính trị và kinh tế và định rõ biện pháp hàng đầu là phát huy nội lực.

c) Khai thác có hiệu quả những lợi thế trong phân công lao động quốc tế

Định hướng này đòi hỏi đạt hiệu quả cao trong khai thác lợi thế khi thực hiện sự phân công lao động quốc tế. Chỉ có như vậy mới vừa hội nhập, vừa độc lập.

d) Đa phương hoá các quan hệ KTĐN

Đa phương hoá là quan hệ với nhiều quốc gia trong nhiều việc, hoặc trong cùng một việc. Phải đề ra quan điểm này vì trước đây chúng ta chỉ giới hạn trong các nước XHCN. Nay theo quan điểm này, chúng ta đã và sẽ quan hệ với nhiều quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, có thế mạnh kinh tế khác nhau.

Đa phương hoá kinh tế đối ngoại là giải pháp nhiều ưu điểm. Chúng ta sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn minh quốc tế. Điều đó tạo ra nhiều động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.

e) Đa dạng hoá các hoạt động KTĐN

Đa dạng hoá hoạt động KTĐN là mở rộng nội dung, tăng thêm nhiều hình thức kinh tế đối ngoại, từ chỗ chỉ đơn thuần là xuất nhập khẩu hàng hoá đến chỗ có cả các hoạt động xuất nhập khẩu tư bản, tri thức và dịch vụ. Trong mỗi hình thức trên lại mở rộng chủng loại cụ thể hơn nữa.

Quan điểm này nhấn mạnh mục đích cao nhất, mục đích cuối cùng của mở cửa về kinh tế là nhằm đạt được hiệu quả, trong đó hiệu quả bao giờ cũng phải được hiểu một cách toàn diện trên giác độ toàn xã hội và trong một tương lai dài, không thiểu cận, phiến diện.

g) Đổi mới toàn diện và triệt để về QLNN đối với KTĐN theo các nguyên tắc chung của QLNN về kinh tế với tinh thần ưu tiên đổi mới QLNN đối với KTĐN, tạo sự thuận lợi tối đa cho mở cửa, thu hút tối đa ngoại lực.

Một phần của tài liệu Đề thi công chức thuế (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w