D. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ I DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2. Phân loại dự án đầu tư
2.1 Phân theo lĩnh vực hoạt động của dự án đầu tư
- Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh là những dự án mà mục tiêu cuối cùng là tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ để tiêu thụ, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là những dự án được thực hiện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng (như làm đường, xây cầu, cảng biển…) không liên quan đến giai đoạn sản xuất. Việc thực hiện các dự án này nhằm mục đích bao trùm là đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
2.2 Phân theo tính chất của hoạt động đầu tư
- Dự án đầu tư mới là những dự án đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở của những cái hiện có phát triển lên.
- Dự án đầu tư theo chiều rộng là những dự án nhằm mở rộng những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để làm tăng quy mô sản xuất mà không làm tăng trình độ tiên tiến về khoa học, công nghệ của cơ sở đó. Dự án đầu tư theo chiều rộng thường gắn liền với việc mở rộng quy mô xí nghiệp và do đó không có xây dựng cơ bản.
2.3 Phân theo chủ thể đầu tư
- Dự án đần tư nhà nước là các dự án mà chủ đầu tư chính là Nhà nước; nguồn vốn đầu tư có thể lấy từ ngân sách nhà nước; vốn tín dụng của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước hoặc vốn vay, việc trợ của nước ngoài (ODA).
- Dự án đầu tư tư nhân là những dự án mà chủ đầu tư của các dự án đó là các doanh nhân trong nước hoặc nước ngoài. Loại dự án này bao gồm dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài (dự án FDI).
- Dự án đầu tư hỗn hợp là những dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau; kết hợp cả vốn nhà nước và vốn của tư nhân.
2.4 Phân theo quy mô và tính chất của dự án đầu tư
Theo tiêu chí này, các dự án đầu tư nhà nước được chia thành 4 nhóm sau:
- Dự án quan trọng quốc gia là những dự án có quy mô vốn đàu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên hoặc những dự án phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên… (chẳng hạn, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất; dự án đường Hồ Chí Minh; dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La).
- Dự án nhóm A. - Dự án nhóm B. - Dự án nhóm C.
Việc phân loại dự án theo các nhóm A, B và C là tuỳ thuộc vào quy mô vốn đầu tư do Nhà nước quy định cho từng thời kỳ.
Lĩnh vực đầu tư Nhóm A Nhóm B Nhóm C
1. Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia; có ý nghĩa chính trị-xã hội quan trọng Không kể mức vốn 2. Dự án đầu tư sản xuất chất độc hại, chất nổ; dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp.
Không kể mức vốn
trong lĩnh vực công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng khu nhà ở.
tỷ đồng đến 600 tỷ đồng tỷ đồng
4. Dự án đầu tư trong lĩnh vực thuỷ lợi, giao thông (cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ…), cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật, sản xuất thiết bị thông tin điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông.
Vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng
Vốn đầu tư từ 20 đến 400 tỷ đồng
Vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng
5. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị mới, dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản.
Vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng
Vốn đầu tư từ 15 đến 300 tỷ đồng
Vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng 6. Dự án y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học
Vốn đầu tư trên 200
(Theo Nghị định 16/NĐ-CP ban hành tháng 2 năm 2005)
Đối với các dự án đầu tư tư nhân, theo quy định mới nhất của Luật Đầu tư, 2005, được phân chia thành 3 mức cũng theo tiêu chí về quy mô vốn đầu tư và tính chất của dự án: - Dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ đồng.
- Dự án có vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng trở lên, hoặc dự án đầu tư vào lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2.5 Phân theo mức độ chi tiết của nội dung dự án
- Báo cáo đầu tư (trước đây gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi): là loại dự án đề cập một cách sơ bộ và mang tính chất thăm dò các vấn đề của đầu tư như: quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng, công nghệ, kỹ thuật, phương án huy động vốn… Những vấn đề này được đưa ra chưa phải đã được nghiên cứu cụ thể, chi tiết, chắc chắn, mà để nhằm mục đích tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về tính khả thi của dự án đầu tư.
- Dự án đầu tư (trước đây gọi là Báo cáo nghiên cứu khả thi hay Luận chứng kinh tế- kỹ thuật): loại dự án này thực chất là một bản báo cáo đầy đủ, chi tiết, cụ thể những nội dung cần có cho hoạt động đầu tư. Khác với báo cáo đầu tư, các nội dung đưa ra trong dự án đầu tư không chỉ dừng lại ở mức độ sơ bộ, dự kiến, mà phải có căn cứ rõ ràng, thuyết phục; phải mang tính hợp lý và hiện thực; phải thể hiện được tính khả thi của dự án đầu tư. Nói cách khác, loại dự án này được lập ra không phải nhằm mục đích thăm dò, tham khảo mà là để chứng minh, khẳng định một cách chắc chắn khả năng có thể thực hiện được của dự án đầu tư.