Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại VIC –

Một phần của tài liệu Một số biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mai VIC (Trang 36 - 38)

3. Đối tượng, nội dung nghiên cứu

2.1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Thương mại VIC –

Hải Phòng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Thƣơng mại VIC (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Giám đốc Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kế Toán Phòng kỹ thuật vật tư Phòng tiêu thụ Phòng thị trường Xưởng sản xuất Các văn phòng đại diện

Sinh viên:Trần Thị Thu Hằng – Lớp:QT1101N 37

Giám đốc Công ty

Là người đứng đầu Công ty, đại diện cho Công ty trước pháp luật, trực tiếp điều hành, đề ra các chiến lược phát triển cho công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Là người trực tiếp tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, lựa chọn và đề ra các quyết định, phương án kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với Nhà Nước.

Phòng Hành Chính – Nhân Sự

Phòng có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và bố trí nguồn nhân lực, lương thưởng cho cán bộ công nhân viên.Chịu trách nhiệm trong công việc xây dựng kế hoạch, theo dõi công tác bảo hiểm lao động. Thực hiện các công tác hành chính văn phòng như: tiếp khách, phôtô, lưu trữ, đảm bảo văn hóa công ty (trang phục, nề nếp làm việc) và các công tác hành chính khác.

Phòng Tài chính kế toán

- Tham mưu giúp giám đốc trong việc quản lý, tổ chức thực hiện mọi hoạt động về tài chính của Công ty.

- Lập kế hoạch tài chính cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.

- Xây dựng cơ chế và lựa chọn các phương thức huy động, quản lý vốn và đầu tư vốn có hiệu quả nhất.

- Tổ chức thanh toán kịp thời, đầy đủ, đúng hạn, đúng chế độ các khoản nợ và đôn đốc thu nợ.

- Tổ chức phân tích hoạt động tài chính công ty và kiểm tra, kiểm soát tài chính công ty.

- Thực hiện quản lý tài chính theo quy định pháp luật, bảo đảm tính đúng đắn và nộp đủ các khoản thuế công ty phải nộp.

- Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

- Nhiệm vụ khác được giao theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

Sinh viên:Trần Thị Thu Hằng – Lớp:QT1101N 38

Đảm nhận công tác xuất nhập khẩu của công ty, giao nhận vật tư, làm công tác giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm, giải quyết và thực hiện các quy trình phản hồi của công ty khi có khiếu nại của người chăn nuôi thực hiện các quy trình khảo nghiệm.

Phòng tiêu thụ

Phòng có chức năng tổ chức và giám sát việc tiêu thụ sảm phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ tới các hộ gia đình, giám sát và đôn đốc việc tiêu thụ của các đại lý cấp I.

Phòng thị trƣờng

Tiến hành nghiên cứu, điều tra phân tích, tìm hiểu để mở rộng thị trường. Xây dựng các kế hoạch thị phần, thị trường, mở rộng công tác tiêu thụ.

Lập các phương án, chiến lược về sản phẩm, giá, kênh phân phối, xúc tiến bán hàng phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm.

Phân xƣởng sản xuất

Nơi trực tiếp tổ chức sản xuất ra các sản phẩm theo kế hoạch đã đề ra. Người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành tại phân xưởng là quản đốc phân xưởng, dưới là các phó quản đốc, tổ KCS, tổ trưởng các máy và công nhân

Một phần của tài liệu Một số biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Thương mai VIC (Trang 36 - 38)