Mã hóa kênh bao gồm 3 quá trình: ngẫu nhiên hóa, mã hóa FEC, cài xen
a. Ngẫu nhiên hóa
Ngẫu nhiên hóa dữ liệu được thực hiện trên mỗi burst dữ liệu cả đường lên và đường xuống. Ngẫu nhiên hóa được thực hiện trên từng đường lên hoặc xuống, nghĩa là với một khối dữ liệu (được xác định bởi các kênh con trên miền tần số và các ký hiệu OFDM trên miền thời gian) của mỗi đường sẽ được dùng một cách độc lập.
Mã giả ngẫu nhiên có đa thức sinh 1 + x14 + x15. Mỗi byte dữ liệu được phát sẽ đi vào bộ tạo mã giả ngẫu nhiên một cách tuần tự từ bit già nhất MSB. Ngẫu nhiên hóa chỉ áp dụng cho các bit thông tin, không dùng cho bit tiêu đề. Các bit sau ngẫu nhiên hóa sẽ được đưa vào bộ mã hóa sửa lỗi trước FEC (Forward Error Correction).
Hình 1.7 Bộ tạo mã giả ngẫu nhiên
Mã hóa sửa lỗi trước FEC bao gồm việc kết hợp mã Reed-Solomon (RS) bên ngoài và mã xoắn Convolutional code với tỉ lệ phù hợp bên trong, hỗ trợ trên cả đường lên và đường xuống. Ngoài ra có thể hỗ trợ mã hóa Turbo khối BTC (Block Turbo Coding) và mã Turbo xoắn CTC (Convolutional Turbo Codes) như các tùy chọn. Mã Reed-Solomon – Convolutional coding tỉ lệ ½ luôn được dùng làm chế độ mã hóa khi yêu cầu truy nhập mạng (ngoại trừ trong các chế độ tạo kênh con chỉ sử dụng mã xoắn tỉ lệ ½) và trong burst tiêu đề điều khiển khung FCH (Frame Control Header).
Mã hóa được thực hiện bằng cách biến đổi dữ liệu theo định dạng khối thông qua mã hóa RS và sau đó đưa qua một mã xoắn tận cùng 0 (zero-terminating).
c. Cài xen
Tất cả các bit dữ liệu sau khi đã mã hóa sẽ được cài xen bởi một bộ cài xen khối với kích thước tương ứng với số bit đã mã hóa trên các kênh con được cung cấp trên mỗi ký tự OFDM. Hàm cài xen được định nghĩa bởi một phép hoán vị 2 bước. Bước đầu tiên đảm bảo các bit đã mã hóa gần nhau được ánh xạ vào một sóng mang phụ không kề nhau. Phép hoán vị thứ hai đảm bảo các bit đã mã hóa gần nhau được ánh xạ luân phiên vào các bit ít hay nhiều ý nghĩa hơn của chùm ký hiệu, do đó tránh được việc xảy ra các bit có độ tin cậy thấp trong thời gian dài.