Hình 3.3 Mô hình mạng WiMAX trên bản đồ kiến trúc
Hình 3.3 thể hiện mô hình mạng WiMAX cố đinh & di trú trên bản đồ kiến trúc thành phố Hà Nội chụp từ vệ tinh. Mô hình mạng WiMAX cố đinh & di trú trên bản đồ kiến trúc được chuyển sang từ mô hình mạng WiMAX cố đinh & di trú trên bản đồ địa lý. Mô hình mạng WiMAX cố đinh & di trú trên bản đồ kiến trúc là cơ sở để xác định vị trí chính xác của trạm gốc.
Vị trí chính xác của trạm gốc được xác định trong từng cell thông qua bản đồ chi tiết cho từng cell. Trong khuôn khổ đồ án thiết kế này sẽ xác định vị trí chính xác trạm gốc của một cell, mục đích để minh họa. Vị trí các trạm gốc khác được xác định hoàn toàn tương tự.
Các trạm gốc được kết nối với mạng Internet thông qua đường cáp quang hoặc sử dụng mạng đường trục WiMAX (WiMAX backhaul). Khả năng lựa chọn kết nối thông qua mạng đường trục WiMAX cho hiệu quả cao hơn. Mạng đường trục WiMAX là một trong các mô hình ứng dụng WiMAX cố đinh & di trú , sử dụng một (hoặc nhiều) trạm chuyển tiếp lưu lượng được kết nối với đường cáp quang 1 Gbps, cung cấp tải lưu lượng đến các trạm gốc WiMAX thông qua các kết nối điểm điểm, đường truyền LOS.
Hình 3.4 Mô hình mạng đường trục (backhaul)
Hình 3.4 mô tả mô hình mạng đường trục. Trạm chuyển tiếp sử dụng cột anten đặt cao khoảng 80 ~ 100 m, các anten có độ định hướng cao phát về phía các trạm gốc WiMAX (công nghệ phát sóng dạng chùm), tần số sử dụng từ 10 GHz tới 60 GHz. Trạm chuyển tiếp kết nối với mạng Internet qua tuyến cáp quang 1 Gbps và kết nối với đường PSTN thông qua các đường T1/E1. Với độ cao antan trạm chuyển tiếp
> 80 m, độ cao anten trạm gốc WiMAX cố đinh & di trú 60 m có thể đảm bảo điều kiện truyền sóng LOS trong điều kiện kiến trúc thành phố Hà Nội.
Việc sử dụng mạng đường trục làm giảm bớt thời gian triển khai mạng và chi phí kéo dây, lắp cáp đến từng trạm gốc WiMAX cố đinh & di trú, đây chính là một điểm mạnh khi triển khai mạng WiMAX cố đinh & di trú.