Các bước thiết kế mạng WiMAX cố đinh & di trú

Một phần của tài liệu Mô hình hóa mạng Wimax cố định (Trang 46 - 47)

Hình 2.1 Sơ đồ các bước thiết kế mạng WiMAX cố đinh & di trú

Trước khi thiết kế một mạng WiMAX cố đinh & di trú cần xem xét các yêu cầu thiết kế mạng cụ thể để lựa chọn các bước tính toán tính toán hợp lý. Các yêu cầu thiết kế mạng là đầu vào cho các quá trình tính toán thiết kế mạng.

Các bước thiết kế mạng WiMAX cố đinh & di trú gồm các quá trình tính toán suy hao, tính toán quỹ đường truyền và định cỡ mạng.

► Trước hết phải xem xét các tham số yêu cầu thực tế cho mạng WiMAX cố đinh & di trú. Trong đó quan trọng nhất là băng tần được phép sử dụng, các yếu tố địa hình có liên quan tới việc tính toán suy hao và bản đồ vùng địa lý để xây dựng mô hình mạng, các tham số dịch vụ để tính toán dung lượng mạng. Các tham số đầu vào còn là cơ sở để lựa chọn sơ bộ thông số thiết bị yêu cầu. Sau quá trình tính toán nếu thiết bị đã lựa chọn không đáp ứng được các yêu cầu thì phải lựa chọn các thông số thiết bị khác, tất nhiên khi đó quá trình tính toán sẽ phải thực hiện lại cho đến khi thỏa mãn mọi yêu cầu thiết kế mạng..

► Quá trình tính toán suy hao và tính toán quỹ đường truyền nhằm mục đích xác định phạm vi phủ sóng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền, đó là các vấn đề quan trọng trong mạng thông tin vô tuyến. Kết quả tính toán sẽ cho ta biết phạm vi phủ sóng tối đa (bán kính cell lớn nhất) từ đó tính được diện tích phủ sóng lớn nhất của một cell.

► Quá trình định cỡ mạng nhằm xác định số cell cần thiết để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Trước hết phải tính toán thông lượng mạng yêu cầu thông qua việc xác định số lượng thuê bao, loại hình dịch vụ, tỉ số tranh chấp băng thông cho dịch vụ số liệu. Kết quả ta tính toán thông lượng dịch vụ số liệu T (Mbps/km2). Sau đó dựa vào kết quả tính toán diện tích phủ sóng lớn nhất của một cell và lưu lượng trung bình của một cell (tính theo các tham số thiết bị và băng thông sử dụng) sẽ tính được thông lượng dữ liệu trung bình của một cell T’2 Mbps/km2. Nếu T’2 ≥ T2 tức là thông lượng dữ liệu trung bình của một cell đã đáp ứng đủ thông lượng mạng yêu cầu, khi đó thiết bị đã lựa chọn thỏa mãn. Nếu T’2 < T2 tức là thông lượng trung bình của một cell thấp hơn thông lượng mạng yêu cầu khi đó phải tăng số cell hoặc thay đổi thiết bị khác có dung lượng lớn hơn và thực hiện quá trình định cỡ lại.

► Các kết quả đạt được sau khi tính toán là số cell (số trạm gốc), bán kính cell, khoảng cách các trạm gốc và vị trí đặt trạm gốc trên bản đồ địa lý. Mô hình mạng sẽ được thể hiện trên bản đồ địa lý dưới dạng ô lưới lục giác với trung tâm ô lục giác là một trạm gốc BS.

Vị trí đặt trạm cụ thể sẽ dao động xung quanh vị trí trạm trên bản đồ địa lý, tùy theo điều kiện cụ thể. Để xác định vị trí đặt trạm phải sử dụng bản đồ kiến trúc hạ tầng hay bản đồ chụp từ vệ tinh.

Một phần của tài liệu Mô hình hóa mạng Wimax cố định (Trang 46 - 47)