Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần dệt 10-10 (Trang 34 - 36)

I. Quá trình phát triển của công tycổ phần dệt 10/10

5. Những mâu thuẫn tồn tại trong hệ thống kênh phân phối của công

Một là, xung đột trong kênh phân phối luôn tồn tại như một hoạt động tất yếu kích thích, vừa kìm hãm sự phát triển của kênh trong đó các xung đột trong nội bộ kênh luôn là vấn đề phức tạp và khó kiểm soát.

Trong nội bộ kênh thì xung đột là các hành vi trực tiếp có tính chất cá nhân và tập trung vào một đối thủ. Theo đó, nó có thể chi phối các hành vi ứng xử khác nhau của thành viên kênh. Các thành viên kênh vừa chấp nhận sự hợp tác vừa có những mâu thuẫn về quyềm lợi hay những xung đột về các lợi ích.

Hai là, những xung đột theo chiều dọc hoặc chiều ngang trong nội bộ kênh có thể xảy ra vì bất kỳ lý do nào tuy nhiên ở các mức và có các chiều hướng khác nhau. Bản chất của xung đột là sự không thống nhất về lợi ích giữa các cá nhân và tổ chức tham gia vào việc chia sẻ, gánh vác và hưởng lợi từ các công việc của hoạt động phân phối.

Ba là, đánh giá mức độ giữa cạnh tranh và xung đột có thể thấy một khi xung đột không thể kiểm soát được có thể trở thành yếu tố tiềm ẩn nảy sinh hoạt động cạnh tranh trong kênh dẫn đến sự thủ tiêu, loại bỏ, thôn tính, các đối thủ khác của một số đối thủ mạnh hơn.

Để đánh giá tính chất và mức độ của các xung đột . Người ta có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng được xác định dựa trên những dữ liệu về kênh marketing hay nói cách khác là dựa vào các căn cứ sau :

Một là, tính độc lập và khả năng hợp tác giữa các thành viên kênh. Hai là, mức độ hình thành các cam kết giữa các thành viên kênh. Ba là, tính thông suốt của hệ thống thông tin trong kênh.

Bốn là, mức độ hình thành những mục tiêu về doanh thu, thị phần, khối lượng hàng hóa tiêu thụ.

Năm là, căn cứ vào thời gian hoàn thành các cam kết và các mục tiêu của các thành viên kênh.

Xảy ra xung đột trong kênh phân phối là có thể do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do sự không thống nhất về mục tiêu. Theo đó, các nhà phân phối thường theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn trong khi nhà sản xuất

thường theo đuổi mục tiêu dài hạn. Đây là nguyên nhân phổ biến của xung đột.

Hai là, do thiếu thông tin hay do những trục trặc của hệ thống thông tin trong kênh phân phối dẫn đến sai lệch hoặc chậm trễ về các loại thông tin được truyền tải.

Ba là, do sự khác nhau về nhận thức, mong muốn và kỳ vọng giữa các thành viên kênh.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác bao gồm: do sự khan hiếm về nguồn lực hay những yếu tố liên quan đến việc xác định không thích hợp vai trò các thành viên kênh hoặc do sự phân chia trách nhiệm quyền hạn không rõ ràng và chính xác trong kênh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối cho sản phẩm của công ty cổ phần dệt 10-10 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w