Trong những năm gần đây tình hình cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt các Ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gởi thậm chí nhiều Ngân hàng còn chấp nhận phá huề để chống thanh khỏan vì thế đã gây khó khăn trong công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Cầu ngang.
Tuy vậy với truyền thống gắn bó với địa phương hơn 20 năm am hiểu về khách hàng được sự ủng hộ rất nhiệt tình của chính quyền địa phương vì vậy hiện nay nguồn vốn huy động tại Ngân hàng huyện đạt mức cao, có số dư bình quân hàng năm tương đối ổn định.Đạt được điều đó một phần là do Ngân hàng có chính sách huy động vốn phù hợp cùng với sự tích cực của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng vào nơi họ gửi tiền, thỏa mãn nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Từ đó NHNo & PTNT huyện có nguồn vốn huy động dồi dào hơn, để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, xuất phát từ những yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh với phương châm "đi vay để cho vay" thì công tác huy động vốn và cho vay vốn là lẽ sống quan trọng nhất của Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải tạo lòng tin đối với người gửi tiền, phải đảm bảo an toàn đồng vốn của họ và có chính sách hợp lý, vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vừa có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại địa phương, thực tế cho thấy rằng tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng hàng năm tăng.
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn qua 3 năm
( ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Năm Năm 2008
So sánh
2007/2006 2008/2007So sánh
Số tiền % tiềnSố %
Vốn Ngân hàng cấp trên 103,350 60,918 51,996 -42,432 -41.06 -8,922 -14.65 Vốn huy động tại địa
phương 85,970 135,082 152,944 49,112 57.13 17,862 13.22 - TG có kỳ hạn 53,136 98,911 123,791 45,775 86.15 24,880 25.15 - TG không kỳ hạn 32,834 36,171 29,153 3,337 10.16 -7,018 -19.40 Trong đó: TGKBNN 27,570 26,310 24,000 -1,260 -4.57 -2,310 -8.78 Tổng nguồn vốn 189,320 196,000 204,940 6,680 3.53 8,940 4.56 (Nguồn: phòng kế toán) Trong những năm qua Ngân hàng đã từng bước hoàn thiện chính sách và củng cố vị thế của mình trên thương trường. NHNo & PTNT huyện Cầu Ngang đã không ngừng chủ động huy động vốn đảm bảo mức lãi suất phù hợp với yêu cầu khách hàng.Năm 2006 nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng là 189,320 triệu đồng sang năm 2007 là 196,000 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 6,680 triệu đồng về số tương đối là 3.53%, đến năm 2008 tổng nguồn vốn của Ngân hàng lại tăng lên 204,940 triệu đồng hơn năm 2007 đến 8,940 triệu đồng tức 4.56%. 0 25,000 50,000 75,000 100,000 125,000 150,000 175,000 200,000 225,000 (Triệu đồng)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 2.2: Thể hiện nguồn vồn huy động của Ngân hàng
Vốn huy động tại địa phương
Vốn Ngân hàng cấp trên
Vốn Ngân hàng cấp trên là nguồn vốn hoạt động chính của Ngân hàng. Năm
2006 nguồn vốn cấp trên là 103,350 triệu đồng nhưng năm sang 2007 giảm xuống còn 60,918 triệu đồng thấp hơn năm 2006 làø 42,432 triệu đồng hay giảm 41.06%. Sang năm 2008 vốn Ngân hàng cấp trên lại tiếp tục giảm hơn năm 2007 là 8,922 triệu đồng tức -14.65% chỉ
còn 51,996 triệu đồng. Nhìn chung vốn từ Ngân hàng cấp trên qua 3 năm(2006 – 2008) có chiều hướng giảm do nguồn vốn huy động tại địa phương tăng cao. Điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng chủ động hơn trong hoạt động.
Vốn huy động tại địa phương: Qua số liệu trên cho thấy tình hình huy động vốn
của Ngân hàng rất có hiệu quả, tránh được tình trạng tiền bị đóng băng trong nhân dân. Vào năm 2006 chỉ huy động được 85,970 triệu đồng nhưng đến năm 2007 tăng lên 49,112 triệu đồng tương đương 57.13% so với năm 2006.Vốn huy động tại địa phương tiếp tục tăng trong năm 2008 đạt 152,944 triệu đồng tăng 17,862 triệu đồng số tương đối là 13.22%. Vì ngân hàng đã tăng lãi suất huy động, biết tạo ra sự đa dạng của sản phẩm tiền gửi như các chương trình khuyến mãi tặng thưởng vàng, xổ số trúng thưởng, quà khuyến mãi, thường xuyên thăm hỏi khách hàng có số tiền gửi cao tặng quà trong những ngày lễ, tết…Vốn huy động tại địa phương có nhiều hình thức nhưng chủ yếu là qua tiền gửi tiết kiệm đây là loại tiền gửi mà Ngân hàng huy động chủ yếu từ các tầng lớp nhân dân có thu nhập khá, có khoản tiền tạm thời chưa dùng đến đem gởi vào Ngân hàng vừa đảm bảo an toàn vừa để hưởng lãi suất của Ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm đa số là tiền nhàn rỗi của người dân, lượng tiền này khá lớn nằm rải rác khắp nơi và có thời gian nhàn rỗi khác nhau đối với mỗi cá nhân. Cho nên Ngân hàng để huy động được nguồn vốn này một cách có hiệu quả cần phải đa dạng các loại hình tiền gửi tiết kiệm và linh hoạt các kỳ hạn gởi tiền để khuyến khích tạo sự tiện lợi, an toàn cho khách hàng. Nhìn vào biểu đồ 2.3 ta có thể thấy rõ tiền gửi và tiết kiệm của Ngân hàng qua 3 năm tăng với tỷ lệ khá cao, trong đó:
53,136 32,834 98,911 36,171 123,791 29,153 0 15,000 30,000 45,000 60,000 75,000 90,000 105,000 120,000 135,000 150,000 165,000 (Triệu đồng)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Biểu đồ 2.3: Thể hiện nguồn vốn huy động tại địa phương
TG và tiết kiệm không kì hạn
TG và tiết kiệm có kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chiếm tỷ lệ cao so với tiền gửi tiết kiệm
không kì hạn.Nếu năm 2006 tiền gửi tiết kiệm có kì hạn chỉ ở mức 53,136 triệu đồng thì sang năm 2007 đã tăng gần gấp đôi đạt 98,911 triệu đồng tăng 45,775 triệu đồng tức tăng 86.15%. Năm 2008 tiếp tục tăng 24,880 triệu đồng tương đương 25.15% so với năm 2007. Nguyên nhân là do huyện Cầu Ngang với đa số người dân sống bằng nghề nông với đặc thù sản xuất theo mùa vụ, cho nên những lúc trái vụ cộng với chính sách tăng lãi suất, khuyến mãi dự thưởng của Ngân hàng thì người dân đã gửi tiền vào vừa để liềm lời vừa để dự trữ cho vụ mùa tiếp theo.
Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn, năm 2006 huy
động được 32,834 triệu đồng, sang năm 2007 có xu hướng tăng lên tăng 3,337 triệu đồng (10.16%). Nhưng số liệu cuối năm 2008 cho thấy vốn huy động ở loại tiền gửi này giảm chỉ còn 29,153 triệu đồng giảm tới 7,018 triệu đồng (giảm19.40%). Nguyên nhân có thể đây là loại tiền gửi có lãi suất thấp và lượng tiền gửi không ổn định nên khách hàng ít chọn lựa, do tính chất sản xuất theo thời vụ nên đa số bà con nơi đây ưu tiên chọn lựa loại tiền gửi có lãi suất cao và phù hợp với đặc thù sản xuất của họ. Trong tiền gửi không kì hạn có TGKBNN chiếm tỷ trọng lớn nhưng trong mấy năm gần đây nguồn vốn huy động loại tiền gửi này bị giảm năm 2006 TGKBNN là 27,570 triệu đồng sang năm 2007 đã giảm còn 26,310 triệu đồng giảm 1,260 triệu đồng tương đương -4.57% so với năm 2006, năm 2008 cũng giảm xuống chỉ còn 24,000 triệu đồng giảm 2,310 triệu đồng tức -8.78% so với năm trước.Nguồn tiền gửi này giảm đã ảnh hưởng một phần đến nguồn vốn huy động tại địa phương.