MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN CẦU NGANG
3.2.3 Đối với công tác cho vay, thu hồi nợ và quản lý nợ
Đối với công tác cho vay:
Tiếp tục mở rộng tín dụng phục vụ định hướng phát triển kinh tế theo Nghi quyết của Tỉnh Đảng bộ đề ra, đặc biệt chú trọng đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng
nông nghiệp – nông thôn và định hướng hoạt động kinh doanh của ngành, chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh ; trong đầu tư ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tập trung chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là các khoản nợ cho vay: Nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế trang trại, tiêu dùng, xuất khẩu lao động…
Việc cho vay mới đối với hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra thẩm định chặt chẽ hiệu quả của dự án, phương án.
Cán bộ tín dụng phải nắm chính xác các định mức kinh tế kỉ thuật của ngành nghề, cây trồng, vật nuôi, nắm chính xác được thời vụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định thời hạn cho vay kì hạn trả nợ đúng với chu kì sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập nhằm hạn chế nợ cơ cấu, nợ quá hạn, hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Đối với công tác thu hồi nợ:
Tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để đảm bảo có đủ nguồn đầu tư và tái đầu tư phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng.
NHNo & PTNT chi nhánh Cầu Ngang cần theo dõi diễn biến chặt chẽ của nền kinh tế thị trường để có hướng đầu tư vào những lĩnh vực làm ăn có hiệu quả, hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực lam ăn kém hiệu quả khó thu hồi vốn làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
Nên đề suất khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng tích cực trong công tác thu hồi nợ. Nhằm tạo tâm lí tích cực hơn cho cán bộ tín dụng trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
Cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ với phòng kế toán để theo dõi khách hàng có đến đóng lãi và trả nợ hay không để xây dựng kế hoạch thu hồi nợ đối với khách hàng.
Ngân hàng cần tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương vì nơi đây sẽ hỗ trợ tốt cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ được thuận lợi hơn.
Đối với công tác quản lý nợ:
Cán bộ tín dụng thực hiện việc xây dựng hồ sơ kinh tấ từng đại bàn, hồ sơ kinh tế phải đảm bảo tính liên tục nhằm giúp cho việc theo dõi tình hình kinh tế xã hội trên dịa bàn một
cách đầy đủ nhất; phải thực hiện phân loại khách hàng trên địa bàn đang quản lý, phân theo nhóm đối tượng cụ thể như: Phân theo ngành nghề, phân theo độ tuổi, phân theo khả năng kinh tế. Trên cơ sở phân loại khách hàng để xác định nhu cầu vốn của từng nhóm đối tượng khách hàng và việc quản lý nợ được dễ dàng hơn.
Định kì có kệ hoạch kiểm tra tình hình thực hiện quản lý món vay, tập trung thu thập, quản lý và cung cấp phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro. Tham mưu với Ban Giám Đốc chỉ dạo quản lý và theo dõi chặt chẽ (đến từng cá nhân trực tiếp kí trong hồ sơ) các khoản nợ đang theo dõi.