Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay nông dân tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh (Trang 36 - 38)

Những ngành kinh tế mà NHNo & PTNT huyện Cầu Ngang cho vay là những ngành nào, ta sẽ đi sâu vào phân tích bảng sau:

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006So sánh 2008/2007So sánh Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Số tiền % tiềnSố % tiềnSố %

Nông nghiệp 111,599 71.64 132,817 67.99 217,990 75.95 21,218 19.01 85,173 64.13 Thủy sản 9,691 6.22 23,531 12.05 33,800 11.78 13,840 142.81 10,269 43.64 CN,XD 16,059 10.31 12,975 6.64 16,000 5.57 -3,084 -19.20 3,025 23.31 TNDV, khác 18,428 11.83 26,026 13.32 19,210 6.69 7,598 41.23 -6,816 -26.19 Tổng 155,777 100 195,349 100 287,000 100 39,572 25.40 91,651 46.92 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Nông nghiệp:

Qua bảng số liệu cho thấy năm 2006 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 111,599 triệu đồng, năm 2007 là 132,817 triệu đồng tăng 21,218 triệu đồng tức tăng 19.01% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng đạt 217,990 triệu đồng cao hơn năm 2007 là 85,173 triệu đồng hay tăng 64.13%. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây người dân đã tiếp cận với phương pháp chăn nuôi mới, biết chọn con giống, thức ăn giúp người dân nâng cao năng suất mang lại lợi nhuận cao.

Ngành thủy sản:

Năm 2006 doanh số cho vay là 9,691 triệu đồng sang năm 2007 doanh số cho vay ngành này tăng mạnh đạt 23,531 triệu đồng tăng 13,840 triệu đồng tăng 142.81% so với năm 2006. Đến cuối năm 2008 doanh số cho vay lại tiếp tục tăng lên đến 33,800 triệu đồng tăng 43.64% tương đương 10,269 triệu đồng. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi cho nông nghiệp nên một số bà con nông dân đã đào ao nuôi tôm cá nhằm cải thiện đời sống làm cho nhu cầu vốn ngành này tăng lên.

CN, XD:

Bên cạnh cho vay đối tượng chính là nông nghiệp, Ngân hàng còn cho vay công nghiệp và xây dựng. Từ năm 2006 - 2008 doanh số cho vay ngành này tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân có thể là do trong năm 2007 – 2008 tình hình một số mặt hàng phục vụ cho công nghiệp và xây dựng giá cả tăng vọt nên đã ảnh hưởng đến doanh số cho vay của ngành này. Năm 2006 doanh số cho vay là 16,059 triệu đồng, năm 2007 đã giảm xuống còn 12,975 triệu đồng giảm 3,084 triệu đồng (-19.20%), sang năm 2008 doanh số cho vay có vẻ khả quan hơn năm trước đạt 16,000 triệu đồng tăng 23.31% tức 3,025 triệu đồng.

TNDV, ngành khác:

Năm 2006 doanh số cho vay là 18,428 triệu đồng, năm 2007 là 26,026 triệu đồng tăng gần gấp rưỡi so với năm 2006 là 7,598 triệu đồng tức 41.23%. Sang năm 2008 doanh số cho vay đã giảm xuống ở mức 19,210 triệu đồng giảm 6,816 triệu đồng tương đương -26.19% so với năm 2007.

Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm có sự tăng lên rõ rệt.Ngân hàng thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình trong cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, mạng lưới Ngân hàng ngày càng mở rộng, gần gũi bà con nông dân được sự tín nhiệm của mọi người, giảm được tình trạng cho vay nặng lãi nâng cao đời sống ở nông thôn.

Huyện Cầu ngang với hơn 85% dân số sống bằng nghề nông, nông nghiệp là lĩnh vực họat động chủ yếu của Ngân hàng, từ đó làm cho doanh số cho vay vào các đối tượng thuộc lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng vào kinh tế Huyện Cầu Ngang đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên dưới 75 %/tổng vốn đã đầu tư. Tuy nhiên do cơ cấu kinh tế địa phương đã chuyển đổi mặt dù còn chậm nhưng cũng ảnh hưởng một phần vào lĩnh vực nông nghiệp cụ thể nhìn vào biểu đồ 2.5 cho ta thấy rằng tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong năm 2 năm 2006 - 2007 giảm từ 71.64% xuống còn 67.99%, nhưng sang năm 2008 tỷ lệ này lại chiếm ưu thế hơn các ngành kinh tế khác đạt 75.95%. Nguyên nhân làm cho nông nghiệp giảm trong năm 2007 có thể do môi trường thời tiết không thuân lợi cho nông nghiệp, do lợi nhuận không cao đã chuyển đổi sang đào ao nuôi tôm sú vì thế làm cho việc đầu tư ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng cao qua các năm cụ thể năm 2006 chỉ chiếm tỷ trọng 6.22% nhưng đến năm 2007 chiếm12.05% tăng gấp 2 lần năm 2006. Năm 2008 do nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nên tỷ lệ ngành này trong năm chênh lệch giảm một chút so với năm 2007 là 11.78%. Mặc dù ngành CN, XD và TNDV, khác từ năm 2006 – 2008 có giảm nhưng cũng không ảnh hưởng đến doanh số cho vay của chi nhánh vì huyện Cầu Ngang đặc thù sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp và đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay nông dân tại chi nhánh ngân hàng NN & PTNT huyện Cầu Ngang - tỉnh Trà Vinh (Trang 36 - 38)