NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ THIẾT KẾ NGƯ CỤ 4.1 Mục đích của thiết kế ngư cụ

Một phần của tài liệu Nguyên lý tính toán (Trang 70 - 72)

4.1 Mc đích ca thiết kế ngư c

Ngư cụ có rất nhiều loại, mỗi loại đòi hỏi phải có một phương pháp thiết kế riêng cho nó. Một vài loại ngư cụ đòi hỏi phương pháp thiết kế khá phức tạp sẽ được thảo luận kỹ trong các chương sau, còn chương này chỉđề cập đến các nguyên lý tổng quát áp dụng cho thiết kế những trường hợp đơn giản. Mục đích của chương là sẽ tập trung vào cách thiết lập được các tham số cơ bản cho một ngư cụ cần phải có.

Thiết kế ngư cụ là một tiến trình chuẩn bị các chi tiết kỹ thuật của ngư cụ và vẽ nó ra nhằm thỏa mãn các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, hoạt động, xử lý ngư cụ đặt ra. Giải quyết các yêu cầu về một ngư cụ tốt, thoả mãn các đặc tính đặc biệt thì không đơn giản, trước hết bởi vì công nghệ thì phức tạp và thứ hai bởi vì một số các đặc tính kỹ

thuật đối nghịch nhau cần phải được hài hòa. Về nguyên lý, để thiết kế được một ngư

cụ tốt cần có kiến thức, kinh nghiệm đánh bắt thực tế của ngư cụ đó và phải đảm bảo các yêu cầu tính toán cho nó. Từ kiến thức này, các bản vẽ và chi tiết kỹ thuật của ngư

cụ mới được phát triển thêm, rồi qua thi công, kiểm định thực tế thì ngư cụ thiết kế

mới có thể được xem hoàn thành. Nếu ngư cụ mới không thỏa mãn, nó cần phải được bổ sung hoặc, tệ nhất, phải thiết kế lại từđầu để loại bỏ các sai sót.

Hầu hết ngư cụ mới thường được tạo ra bằng phương pháp thử nghiệm và sửa sai và, dù các phương pháp như thế cho ra kết quả rất tốt, thì chúng cũng gây tốn kém về

tiền của và thời gian.

Tương tự các lãnh vực khác, một khi kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy, sự

khái quát hoá một vấn đề nào đó sẽđược nâng lên thêm, nghĩa là lý thuyết và khoa học về nó sẽ xuất hiện. Không phải ngẫu nhiên là trong khoa học ngư cụ, một xu hướng lý thuyết về thiết kế ngư cụ mới đã xuất hiện và phát triển từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Khi đó, xu hướng cũ thiết kế dựa trên kinh nghiệm trong việc đánh giá các tham số

ngư cụđược thay thế bởi phương pháp phân tích dựa trên các ”nguyên lý đồng dạng”. Trong thiết kế ngư cụ, hai yêu cầu cần thiết phải đánh giá đồng thời là: chất lượng kỹ thuật đánh bắt và hiệu quả kinh tế của nó. Mặt khác, ngư cụ có nhiều loại, do đó, lý thuyết thiết kế không nên giải quyết theo lối mòn, bất di bất dịch hoặc theo công thức nhất định, mà người thiết kế phải sáng tạo trong mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.

Hiệu quả của ngư cụ còn phụ thuộc lớn vào những hiểu biết tập tính cá trong vùng ngư cụ hoạt động, mà điều này không thể dựa trên phương diện số học được. Sự thích hợp của một ngư cụ đến tập tính cá và ngư trường thường liên quan đến kinh nghiệm

đánh bắt, nó sẽ áp đặt các yêu cầu nào đó lên tiến trình thiết kế, đôi khi nó mang tính nghệ thuật hơn là tính khoa học.

Kiến thức và khả năng sử dụng của người ngư dân đối với ngư cụ mới cũng có ảnh hưởng đến những đặc điểm thiết kế. Thí dụ, ngư cụ mới thường phức tạp, rắc rối hơn nên không thích hợp và được duy trì lâu dài trong nghề cá thủ công. Mặt khác, nếu có các thiết bị điện tử, máy móc công nghệ cao cần được trang bị thêm để thao tác ngư

cụ, khi đó người ngư dân sẽ phải được tập huấn thêm về các kỹ thuật. Do vậy, thường sẽ thuận lợi hơn nếu ngư cụđược giữđơn giản, ngay cả khi ngư dân có kỹ năng cao và cơ sở dịch vụ sửa chữa sẳn có.

Dưới đây là các trường hợp thường thấy mà ngư cụ nên được thiết kế theo phương pháp đồng dạng:

1. Hiệu suất của một ngư cụđã được khẳng định và nổi tiếng nhưng cần phải được cải tiến nâng cao thêm các đặc tính kỹ thuật như là sử dụng vật liệu thích hợp hơn, thiết bị tốt hơn, hay làm giảm trọng lượng hoặc chi phí thi công.

2. Một ngư cụ đánh bắt có hiệu quả nhưng cần được cải tiến thêm cho thích hợp với ngư trường mới, kỹ thuật thao tác mới, v.v.. Biến thể ngư cụ mới này phải được phát triển trên cơ sở đảm bảo các yếu tố chủ yếu của ngư cụ qua kiểm định mô hình, sau đó chế tạo ở kích cởđầy đủ dưới điều kiện khai thác thực tế.

3. Kiểu ngư cụ thiết kếđược xem là mới hoàn toàn thì không được giống cái đã có rồi. Khó khăn chính là phản ứng tập tính cá đối với phương pháp đánh bắt mới thì chưa được biết. Khi đó đồ án kiểu như thế phải bao hàm việc thiết kế và kiểm định mô hình thành công và có khác biệt cơ bản với nguyên mẫu dưới điều kiện khai thác.

Yêu cầu cơ bản trong thiết kế ngư cụ là tính kinh tế và hiệu suất đánh bắt của nó,

điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tình trạng nguồn tài nguyên; nhu cầu thị trường cá và giá cả của nó; chi phí hoạt động khai thác; số lượng, cỡ và loại tàu trong vùng khai thác; độ xa từ ngư trường đến cảng; tính sẳn có của vật liệu, phụ tùng nghề cá; sự

hổ trợ kỹ thuật cho sửa chữa, xây dựng đội tàu; sự quản lý nguồn lợi thủy sản (luật lệ

và các giới hạn); điều kiện khí tượng – thủy văn, sự sẵn có và kỷ năng chuyên nghiệp của ngư dân; và các điều kiện kinh tế kỹ thuật khác. Do vậy, thiết kế mới nên phù hợp càng nhiều càng tốt với các yêu cầu này và các điều kiện kỹ thuật, kinh tế -xã hội khác.

4.2 Các giai đon thiết kế

Việc thiết kế ngư cụ và phụ tùng liên quan đến nó được phân thành 5 giai đoạn và có thể chồng lắp nhau. Đó là:

1. Các nhận định và đánh giá (xác định các cần thiết cho ngư cụ mới); 2. Lên kế hoạch các yêu cầu kỹ thuật thoả mãn các yêu cầu thiết kế mới; 3. Chuẩn bị cho thiết kế khái niệm hoặc thiết kế ban đầu;

4. Phát triển thiết kế các chi tiết kỹ thuật và vật liệu; 5. Chuẩn bị các bản vẽ thi công.

Bước nhận định và đánh giá là phải lý giải cho được: tại sao việc thay đổi hoặc cải tiến ngư cụ là cần thiết, nghĩa là xác định rõ hoàn cảnh khai thác mà dưới hoàn cảnh này việc thay đổi ngư cụ sẽ làm cho hoạt động khai thác tốt hơn, cũng bao gồm kiến thức và khả năng của người ngư dân, và xác định cái cần đạt được về hiệu quả kinh tế, cũng như những cái cần đạt được khác.

1. Mục đích của thiết kế ngư cụ;

2. Xác định kiểu ngư cụ và phương pháp hoạt động; 3. Các tính năng của ngư cụ;

4. Các đặc điểm cấu trúc của ngư cụ.

Hiệu quả của ngư cụ mới phụ thuộc rất nhiều vào các yêu cầu kỹ thuật này. Nếu các đặc trưng kỹ thuật là không phù hợp sẽ làm cho ngư cụ hoạt động không hiệu quả. Do đó, nếu có thểđược, ngư cụ hiện đang được sử dụng nên được chọn như là nguyên mẫu. Để chọn nguyên mẫu, Bảng 4.1 cho ta một sốđặc trưng của vài loại ngư cụ quan trọng. Bảng 4.1 – Các đặc trưng hoạt động của một số loại ngư cụ quan trọng Chi phí hoạt động trên đơn vị sản lượng Cở tàu phù hợp (3) Hiệu suất đánh bắt Thu nhập trên đơn vị sản lượn g Chi phí thiết bị và ngư cụ Nhiên liệu Lao động Khác S M L Mức kỹ năng Chọn lọc sản lượng theo chiều dài Chú thích Ngư cụ tầng đáy

Lưới rùng A-L A-H A A-L A L √ √ A A Lưới kéo

Một phần của tài liệu Nguyên lý tính toán (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)