L ưới vây rút chì H (2) HA H Cá đàn ưới kéo
H 6.4 0 Xác định Vlvtư từ vận tốc V1 và
Từ giao điểm của hai đường cong lực cản Rhtl1 và Rhtl2 với đường cong lực kéo Pp
sẽ có hai tốc độ làm việc V1 và V2 tương ứng. Từđây ta có nhận xét:
- Giao điểm của Rhtl1 và Pp cho ta công suất kéo của tàu lớn nhưng vận tốc kéo lưới bị
chậm lại, cá có thể thoát ra ngoài.
- Giao điểm của Rhtl2 và Pp sẽ cho ta công suất kéo của tàu sẽ nhỏ nhưng vận tốc kéo lưới sẽ nhanh hơn, có thể bắt được nhiều cá hơn.
Do đó, để điều hoà lợi ích giữa công suất kéo của tàu và lực cản của hệ thống lưới, người ta thường cố gắng chọn lưới sao cho có lực cản của hệ thống lưới tối ưu nằm giữa hai vận tốc V1 và V2 là Vlvtư.
Khi này, để tính lực cản lưới như theo công thức (6.73), ta sẽ thay thế giá trị Pe bởi Rhtltư và được xác định bằng công thức sau:
Rl = Rhtltu – Rtb – 2.Rdk – 2.Rv (6.82)
Trong đó:
Rhtltư là lực cản của hệ thống lưới tối ưu ứng với vận tốc làm việc tối ưu mà ta muốn chọn; Rtb là lực cản của các thiết bị (phao, chì, dây, ...); Rv là lực cản của ván lưới kéo; và Rdk là lực cản thẳng đứng của dây cáp kéo.
Trong thiết kế lưới, nếu như ta thấy rằng lưới mà ta định chọn đã đạt được hệ
thống lực cản tối ưu này thì ta có thể dùng nó như là lưới mẫu. Nghĩa là, khi đó lực cản của lưới mẫu sẽ là:
Rlm = Rhtlm – Rtbm – 2.Rdkm – 2.Rvtm (6.83)
Ký hiệu: m là tượng trưng cho lưới mẫu mà ta chọn. Khi đó, lực cản của lưới thiết kế (Rltk) sẽ là:
Rltk = Rlm . CR (6.84)
Một khi lực cản của lưới mẫu đã biết (Rlm) và ta đã phỏng định được lực cản của lưới dự định thiết kế (Rltk), thì ta sẽ xác định được hệ số tỉ lệ về lực cản của lưới thiết kếCR, theo công thức sau:
lm ltk R R R C = (6.85)