0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoạt động nuôi cá trong mùa lũ

Một phần của tài liệu NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ( NUÔI CÁ LÓC TRONG VÈO ) (Trang 30 -30 )

4.3.1. Mùa vụ nuôi cá lóc trong vèo

Đa phần những hộ được phỏng vấn thì nuôi cá lóc trong vèo quanh năm. Tận dụng ao sẵn có, họ thường nuôi 3 vụ cá lóc trên một năm: (1) vụ mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 8 dl), (2) vụ mùa lũ (từ tháng 7-8 đến tháng 11-12 dl)

và (3) vụ mùa nghịch (từ tháng 12 đến tháng 4 dl). Trong năm 2004, kết quả điều tra cho thấy phần đông người dân đã chọn thời điểm thả cá sớm vào đầu tháng 6, chiếm tỷ lệ 86,67% (Bảng 4) và cá được thu hoạch sớm vào đầu tháng 10, chiếm tỷ lệ 76,67% do giá cá thịt cao. Các hộ còn lại (23,33%) thì neo lại chờ

giá cao hơn. Điều này cũng tương tự như nhận định của Dương Tấn Lộc (2001) theo ông, ở ĐBSCL mùa lũ tràn về từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm, do đó người dân nuôi cá lóc cần có nguồn giống sớm, bắt đầu nuôi từ tháng 5 đến tháng 8 cá được 100g/con. Giai đoạn này cá ăn mạnh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn và nước lũ lớn thì hiệu quả nuôi sẽ cao.

Bảng 4: Thời gian thả, thời gian thu và những lý do thúc đẩy người dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ

Diễn giải Tần suất Phần trăm (%)

1. Thời gian thả cá

− Tháng 6 26

− Tháng 7

4

2. Thời gian thu hoạch

− Tháng 10 23

− Tháng 11 7

3. Lý do nông dân áp dụng mô hình

− Tạo thêm thu nhập trong mùa lũ 10

− Nguồn nước tốt hơn 9

− Dễ tìm mồi cho cá 5

− Nhiều công lao động nhàn rỗi 4

− Giá cá mồi thấp 2 86,67 13,33 76,67 23,33 33,33 30,00 16,67 13,33 6,67

So với các huyện lân cận, điều kiện tự nhiên ở Phú Tân có nhiều thuận lợi cho việc thả và thu cá sớm nên cá nuôi có giá cao. Ở các huyện Châu Phú và An Phú thì vụ nuôi cá lóc trong mùa lũ của người dân thường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 hoặc tháng 12 (dl) hằng năm. Thời điểm này có thuận lợi là nguồn thức ăn phong phú và nguồn nước dồi dào nhưng do trong thời gian này người dân khai thác được lượng cá tự nhiên khá cao nên giá cá lóc nuôi sẽ không cao. Chính điều này đã dẫn đến giá cá lóc nuôi ở Châu Phú và An Phú thấp hơn so với giá cá thịt ở Phú Tân (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).

4.3.2. Lý do nông dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ

Do đây là vùng đất trũng được hình thành bởi hợp lưu của 2 con sông Tiền và sông Hậu (sông Vàm Nao) nên thông thường hằng năm nước lũ đến và

kiện tự nhiên này nên người dân nơi đây đã ý thức được việc khai thác và sản xuất trong mùa lũ. Mô hình nuôi cá lóc trong vèo đã được người dân mạnh dạn áp dụng trong những năm gần đây và đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể (UBND xã Tân Trung, 2003). Kết quả điều tra vào năm 2004 về lý do áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ được trình bày ở bảng 4.

Kết quả ở bảng 4 cho thấy lý do để người dân áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ khá phong phú, có đến 33,33% người dân trả lời rằng tạo thêm nguồn thu nhập, 30% cho rằng vào thời điểm mùa lũ có nguồn nước tốt hơn

so với các thời điểm khác trong năm và đây cũng là một trong những lý do được người dân nuôi cá ở cả 3 huyện Châu Phú, An Phú và Phú Tân đề cập đến nhiều nhất (Cao Quốc Nam và ctv, 2005). Phần lớn người dân trong xã thường nuôi cá quanh năm và qua nhiều năm nuôi cá lóc họ nhận thấy rằng mùa lũ thì chất lựợng nước tốt hơn so những thời điểm khác trong năm do nước đổ từ thượng nguồn về. Bên cạnh đó thì 16,67% cho rằng vào mùa lũ thì dễ tìm mồi cho cá và 6,67% nông dân cho rằng giá cá mồi trong mùa lũ thấp hơn so với các thời điểm khác trong năm. Hơn nữa, nguồn cá tự nhiên (cá mồi) cũng rất dồi dào. Theo Dương Nhựt Long (2004) thì hằng năm khi lũ về với nguồn nước dồi dào nên thức ăn tự nhiên rất đa dạng như các loài phiêu sinh vật, động vật đáy..., thành phần chủng loài tôm, cá, cua, ốc cũng rất phong phú góp phần làm tăng sinh khối lúc thu hoạch khai thác thủy sản nuôi và thủy sản tự nhiên trong vùng. Ngoài ra một số ý kiến khác thì cho rằng họ đã có sẵn ao, mùng lưới đầu tư từ những vụ lũ trước, do đó nếu không nuôi thì phí của nên họ đã tiếp tục thực hiện mô hình này. Như đã đề cập ở trên thì vào mùa lũ nông dân trong xã không sản xuất lúa hay trồng màu được, do đó họ có công lao động nhàn rỗi ở địa phương rất lớn và thay vì phải đi làm thuê thì một số nông dân đã nghĩ ra cách lấy công lao động làm lời từ việc nuôi cá lóc trong vèo vào thời gian mùa lũ.

4.3.3. Nguồn vốn để sản xuất

Nguồn vốn để sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng, do chi phí nuôi cá lóc rất cao, và mức sống trung bình nên đa phần người dân tại địa bàn nghiên cứu phải vay thêm vốn bên ngoài. Kết quả điều tra cho thấy có đến 26/30 (86,67%) hộ được phỏng vấn vừa dựa vào vốn tự có và vừa phải vay thêm vốn bên ngoài với lãi suất cao. Có 3 hộ dựa vào nguồn vay của nhà nước với lãi suất thấp hơn chiếm 10% số hộ điều tra và chỉ có 1 hộ (3,33%) có khả năng lo đủ nguồn vốn để nuôi cá lóc (Do hộ này nuôi với số lượng ít).

Bảng 5: Nguồn vốn để thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong vèo của người dân ở xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004

Nội dung Tần số Phần trăm (%)

− Vốn nhà và vốn vay của tư nhân − Vốn vay ngân hàng − Vốn nhà tự có 26 86,67 3 10,0 1 3,33 4.3.4. Kỹ thuật nuôi

4.3.4.1. Phương pháp cải tạo ao

Cải tạo ao là một trong những khâu kỹ thuật rất quan trọng mà bất cứ người nuôi cá nào cũng phải thực hiện trước mỗi vụ nuôi, vì ngay trong đáy ao có thể tồn tại nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau, đặc biệt các ao vừa kết thúc một vụ nuôi. Do đó việc tẩy dọn ao đìa trước mỗi vụ nuôi là những thao tác kỹ thuật rất quan trọng không chỉ để tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh, mà còn có ý nghĩa tạo ra môi trường thích hợp và ổn định. Đây là một công việc rất cần thiết và quan trọng nên khi được phỏng vấn thì có hầu hết nông dân có cách chuẩn bị khá giống nhau: đó là rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao và rải vôi hoặc rải muối và sau đó tiến hành phơi đáy ao; chỉ khác nhau ở chỗ có hộ rải vôi chiếm tỷ lệ

hiệu quả cải tạo ao sẽ cao hơn (Bảng 6). Điều này cũng dễ hiểu bởi vôi thì có tác dụng nâng cao pH và diệt khuẩn, còn muối thì có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh sống trong môi trường nước ngọt. Rút cạn nước ao là thao tác đầu tiên khi tẩy dọn, có thể đào thải ra khỏi ao một lượng tác nhân là vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng rất lớn. Thời gian phơi đáy ao của mỗi nông dân đều khác nhau tùy theo thói quen và kinh nghiệm của họ thấp nhất là 1 ngày và cao nhất là 10 ngày, cách làm này có thể tiêu diệt được một số mầm bệnh nhưng tốt nhất là nên phơi đáy ao từ 1-2 tuần lợi dụng nhiệt độ, độ khô và tác dụng diệt trùng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Còn việc bón vôi hay muối để sát trùng diệt tạp và nâng cao pH của ao nuôi, góp phần vào việc hạn chế dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi cá lóc. Cách chuẩn bị ao này cũng được nông dân ở An Phú áp dụng và theo những hộ đã theo dõi và phỏng vấn thì cách làm này mang lại hiệu quả rất cao trong suốt vụ nuôi của họ.

Bảng 6: Phương pháp cải tạo ao của nông dân nuôi cá lóc trong vèo tại xã Tân Trung, Phú Tân, An Giang trong mùa lũ năm 2004

Phương pháp Nội dung Tần số Phần trăm (%)

- Rút cạn nước,vét bùn ở đáy ao,bón 16 vôi, phơi đáy ao.

− Rút cạn nước, vét bùn ớ đáy ao, bón 14 muối, vôi, phơi đáy ao.

Tổng 30

Thời gian làm

8-10 ngày trước khi thả 3

4-7 ngày trước khi thả 22

1-3 ngày trước khi thả 5

53,33 46,67 100 10,35 72,41 17,24 T ổng 30 100

4.3.4.2. Phương pháp chuẩn bị vèo nuôi

Phương pháp chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi có khác nhau giữa các hộ nuôi (Bảng 7), có 33,33% nông dân cho rằng nên ngâm vèo trong nước vôi một ngày trước khi thả cá, 30% nên giặt sạch, phơi nắng và vá lại vèo trước mỗi vụ nuôi, 26,67% nông dân thì ngâm vèo trong thuốc tím và 10% số nông dân còn lại có cách làm khác như ngâm vèo trong thuốc hay nước muối, … Theo nông dân thì những cách làm này có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh trên vèo nuôi của các vụ nuôi trước và làm sạch vèo tạo điều kiện trao đổi nước tốt trong quá trình nuôi.

Cách giặt sạch và vá vèo được nông dân thực hiện tương đối nhiều, một cái vèo lưới tốt (loại lưới Thái) có thể sử dụng được đến 2 năm do đó sau mỗi vụ nuôi nông dân chỉ cần giặt sạch và thay phần lưới cước phía trên là có thể nuôi được vụ thứ hai. Nhìn chung cách thức chuẩn bị vèo của nông dân ở đây cũng tương tự như một số địa phương khác.

Bảng 7: Cách thức chuẩn bị vèo trước mỗi vụ nuôi của nông dân tại địa bàn nghiên cứu

Diễn giải Tần số Phần trăm (%)

Ngâm vèo trong vôi

Ngâm vèo trong thuốc tím Giặt sạch & vá vèo bằng tay Khác

10 33,33

8 26,67

9 30

3 10

T hờigi ant hựchi ệnl àmộtngày t rướckhi thảcá

4.3.4.3. Cách đặt vèo và phương pháp cấp nước

Qua kết quả điều tra cho thấy đa số nông dân (60%) thường áp dụng đặt vèo ở góc ao, nơi gần bọng thoát nước ra (Bảng 8). Bởi vì đa phần nông dân ở đây phải dùng máy để cấp nước cho ao nuôi cá (86,67%), với cách làm này thì máy bơm sẽ được đặt ở bọng cấp nước vào, khi cấp nước vào thì một phần nước ao cũ trong ao cùng với những chất cặn bã còn xót lại trong vèo sẽ theo nước thoát ra ngoài. Một bộ phận nông dân khác thì lại chọn cách đặt vèo của mình ở

giữa ao, chiếm tỷ lệ 40% vì theo họ ở giữa ao thì nước sâu khi đó cá chúi xuống đáy vèo sẽ không đụng đất bùn và không làm cho nước ao bị bẩn.

Do điều kiện đất thấp nên một số hộ cấp nước cho ao mình bằng phương pháp thủy triều chiếm 13,33%, cách này giúp họ giảm được chi phí vận hành và tăng thêm lợi nhuận trong quá trình nuôi cá. Tuy nhiên hình thức này chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ.

Bảng 8: Cách thức đặt vèo và phương pháp cấp nước của nông dân

Diễn giải Tần số Phần trăm (%)

Cách đặt vèo trong ao - Đặt vèo ở góc ao - Đặt vào ở giữa ao

Phương pháp cấp nước vào ao - Bơm - Thủy triều 18 60 12 40 26 86,67 4 13,33

4.3.4.4. Nguồn cá giống, mật độ thả và kích cỡ cá thả nuôi

Qua nhiều năm kinh nghiệm nông dân nuôi cá lóc cho biết muốn việc nuôi cá đạt hiệu quả cao thì cá giống phải tốt và phải chủ động được nguồn cá giống phục vụ cho việc nuôi cá quanh năm. Theo kết quả điều tra có đến 27/30 hộ được phỏng vấn đã tự sản xuất cá giống chiếm tỷ lệ 90% (Bảng 9), còn lại là 10% phải mua cá giống bên ngoài do chưa tự sản xuất được. Việc tự sản xuất ra cá giống để nuôi có một ý nghĩa rất quan trọng là lựa chọn đựợc giống tốt, kích cỡ đồng đều và khỏe mạnh. Đây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cá nuôi về sau. Ngoài ra, có thể có thêm nguồn thu nhập từ việc bán cá giống dư thừa. Kết quả điều tra này cũng tương tự như kết quả điều tra ở xã Vĩnh Hội Đông của huyện An Phú đa số người dân ở đây cũng tự sản xuất giống để nuôi. Điều này rất phù hợp với xu hướng nuôi cá hiện nay do xuất phát từ quan niệm phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản nên người ta rất chú

khâu sản xuất con giống, chất lượng con giống tốt khỏe mạnh thì cá sẽ lớn nhanh, kích cỡ đồng đều và ít xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi.

Kích cỡ cá thả ở đây ít biến động, thấp nhất là 40 g/con, cao nhất là 100 g/con và trung bình là 71,03 g/con (Bảng 11). Đối với mật độ thả cá thì biến động rất lớn giữa các hộ nuôi, dao động từ 11,11-152,78 con/m3 vèo nuôi và trung bình là 59,14 con/ m3

vèo nuôi. Mật độ thả này tương đối thấp, bởi theo Nguyễn Văn Dính (2004) thì trên 1m3 vèo có thể thả đến 200 con cá lóc. Ngoài

ra theo kết quả điều tra năm 2004, nông dân ở xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu Phú, An Giang thả với mật độ trung bình là 102 con/m3 vèo. Tuy nhiên theo ý kiến của những nông dân ở địa điểm nghiên cứu này cho biết qua nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá thì thả với mật độ từ 50-100 con/m3

vèo thì cá sẽ lớn nhanh,

ít bệnh và đạt được kích cỡ thương phẩm đồng đều

Hình 4.2. Mật độ và kích cỡ cá thả nuôi của người dân

4.3.4.5. Nguồn thức ăn

Tận dụng một số loại thức ăn sẵn có trong mùa lũ như ốc bươu vàng, cá tạp,…là phương châm của việc nuôi cá lóc trong mùa lũ. Nhưng do lũ năm 2004 không lớn, hơn nữa thời tiết xấu hay có mưa bão nên lượng cá tự nhiên đánh bắt

yếu là cá biển cho cá lóc, chiếm tỷ lệ 83,33%, còn lại là 16,67% người nuôi cho cá lóc ăn cá tạp, cua, ốc (Bảng 9).

Bảng 9: Nguồn cá giống, loại thức ăn và nguồn thức ăn mà người dân ở xã Tân Trung sử dụng để thực hiện mô hình trong mùa lũ năm 2004

Diễn giải Tần số Phần trăm (%)

Nguồn cá giống − Giống nhà − Giống mua Thức ăn cho cá lóc − Cá biển − Cá đồng, cua, ốc Nguồn thức ăn − Phạm vi xã − Phạm vi huyện − Phạm vi tỉnh 27 90,00 3 10,00 25 83,33 5 16,67 12 40,00 17 56,67 1 3,33

Do nguồn thức ăn không ổn định nên muốn dự trữ thức ăn lại cho cá lóc thì 56,67% số người nuôi phải mua thức ăn cho cá ở chợ huyện (Bảng 9). Người nuôi cho rằng khi mua cá mồi ở huyện thì giá tương đối rẻ hơn so với ở xã. Do thiếu phương tiện vận chuyển và dự trữ, 40% nông dân còn lại phải mua thức ăn ở phạm vi xã (chủ yếu là cua, ốc và cá tạp mà người dân trong xã khai thác được và bán lại cho những người nuôi cá lóc ở địa phương). Nhưng lượng thức ăn này giá cả không ổn định và bấp bênh nên chủ yếu là người dân phải mua cá mồi ở huyện nơi đây tập trung nhiều trại vựa cá mồi lớn và ổn định. Nếu so sánh với xã Vĩnh Hội Đông của huyện An Phú thì ngoài việc mua cá mồi ở phạm vi xã hoặc huyện thì người dân còn mua cá ở phạm vi tỉnh nhiều hơn, do phải đi mua cá mồi xa nên làm tăng thêm chi phí vận hành của người nuôi, thậm chí do điều kiện tự nhiên giáp với nước bạn Campuchia nên một số nông dân ở đây còn sang

Campuchia để mua cá mồi. Qua điều này cho thấy nguồn cung cấp thức ăn ở xã Tân Trung tương đối thuận lợi hơn so với nơi khác, người dân không phải đi xa để mua cá mồi, góp phần giảm chi phí vận hành và tăng lợi nhuận sau mỗi vụ nuôi cá lóc trong vèo.

4.3.4.6. Phương pháp cho cá lóc ăn của người dân

Cho cá ăn cũng là một khâu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng

Một phần của tài liệu NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT ( NUÔI CÁ LÓC TRONG VÈO ) (Trang 30 -30 )

×