Quản lý dịch bệnh

Một phần của tài liệu Nuôi cá nước ngọt ( Nuôi cá lóc trong vèo ) (Trang 42 - 43)

Động vật thủy sản sống trong nước nên quá trình phòng bệnh không giống gia súc trên cạn. Mỗi khi cá trong ao bị bệnh không thể chữa từng con mà phải chữa theo quần đàn. Thuốc dùng phải tính cho tổng số cá sống trong ao nên tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thủy sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng những con bị bệnh thường không ăn, những

con khỏe lại ăn nhiều, nên dù có sử dụng loại thuốc đúng nhưng hiệu quả sẽ không cao và những con khỏe mạnh cũng phải dùng thuốc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng (Hứa Thị Phượng Liên, 2004). Do đó nguyên tắc trong nuôi thủy sản là phòng bệnh hơn chữa bệnh, ý thức được tầm quan trọng của việc này nên 63,33% nguời dân đã chọn cách trộn thuốc vào thức ăn theo định

kỳ để phòng bệnh cho cá và 36,67% nông dân thì quan sát sức khỏe cá lúc cho ăn (Bảng 11). Các nhà nuôi trồng thủy sản luôn luôn đặt vấn đề phòng bệnh cho động vật thủy sản lên hàng đầu và họ cho rằng “ Phòng bệnh là chính, chữa bệnh khi cần” (Đỗ Thị Hòa, 2004). Với cách trộn thuốc vào thức ăn theo định kỳ của người dân rất tốn kém chi phí và dễ dẫn đến tình trạng cá bị kháng thuốc và làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước trong ao. Quan sát tình trạng sức khỏe của cá nuôi lúc cho ăn cũng là một cách rất hay dễ dàng phát hiện cá bệnh mà có biện pháp phòng trị kịp thời.

Ngày nay để đạt hiệu quả kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản người dân nên áp dụng biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp, tức là kiểm tra kỹ về khâu lựa chọn con giống, quản lý môi trường nuôi, dinh dưỡng cho cá nuôi. Nếu làm tốt các khâu này thì năng suất và chất lượng cá nuôi sẽ cao hơn và người nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

Bảng 11: Phương pháp quản lý sức khỏe cá lóc nuôi của người dân tại địa bàn nghiên cứu

Nội dung Tần suất (%)

− Trộn thuốc vào thức ăn theo định kỳ 19

− Quan sát lúc cho cá ăn 11

T ổng 30

63,33 36,67 100

Một phần của tài liệu Nuôi cá nước ngọt ( Nuôi cá lóc trong vèo ) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w