hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004
tháng. Thời gian nuôi có sự biến động như thế cũng tùy thuộc vào kỹ thuật chăm sóc của người nuôi và giá cả trên thị trường (khi nào cá lóc có giá thì người ta sẽ bán); và còn một lý do khác nữa là một số hộ do không có khả năng lo tiền mua thức ăn cho cá nuôi của mình nên phải bán sớm. Tỷ lệ sống của cá lóc trong vèo nuôi dao động trong khoảng từ 33,33% đến 95,2%, trung bình khoảng 75,47%, tỷ lệ sống này tương đối cao do kích cỡ thả khi bắt đầu nuôi cá thịt tương đối lớn trung bình là 70 g/con (Bảng 12) và trong quá trình nuôi họ cũng thực hiện tốt khâu quản lý chất lượng nước, chất lượng thức ăn và phòng trị bệnh cho cá. Tốc độ tăng trưởng của cá lóc biến động tương đối lớn thấp nhất là 1,47 g/ngày và cao nhất là 7,83 g/ngày, trung bình mỗi ngày cá tăng khoảng 5,09 g, tốc độ tăng trưởng này là tương đối trung bình, cao hơn so với cá lóc nuôi trong ao và thấp hơn so với cá lóc nuôi trong bè.
Năng suất cá nuôi cũng dao động rất lớn thấp nhất là 7,33 kg/m3 , cao nhất đến 95,83 kg/m3, và trung bình là 27,35 kg/m3, còn sinh khối lúc thu hoạch thì dao động từ 8,3 kg/m3 đến 111,11 kg/m3 và trung bình là 31,09 kg/m3, nếu so với các địa phương khác thì năng suất và sinh khối lúc thu hoạch cá nuôi ở 2 huyện An Phú và Phú Tân không khác nhau (ở An Phú năng suất và sinh khối lúc thu hoạch cá nuôi lần lượt là 19,19 kg/m3 và 22,21 kg/m3) nhưng lại thấp hơn so với huyện Châu Phú (năng suất và sinh khối lúc thu hoạch cá nuôi lần lượt là 40,1 kg/m3 và 47,71 kg/m3) do ở huyện Châu Phú mật độ cá nuôi cao hơn và chi phí đầu tư cũng cao hơn (Cao Quốc Nam và ctv, 2005).
Do lựa chọn thời điểm thả nuôi không đồng đều nên thời gian thu hoạch của các hộ nuôi cá ở địa bàn nghiên cứu không giống nhau cho nên kích cỡ lúc thu hoạch dao động rất lớn từ 300 g đến 1000 g và kích cỡ cá trung bình người dân thu hoạch là 713,33 g/con. Một lý do khác dẫn đến kích cỡ cá khác nhau lúc thu hoạch của người dân là do giá cả thị trường khi nào thấy cá có giá là người ta tiến hành bán cá của mình, hơn nữa cách chăm sóc, quản lý, phòng trị bệnh cũng làm cho kích cỡ cá nuôi không đồng đều.
Nội dung Trung bình Cao nhất Thấp nhất
Giá cá thịt mà nông dân bán tương đối cao so với các vùng khác trong mùa nước lũ năm 2004, trung bình khoảng 19.370 đồng/kg (Bảng 13). Sở dĩ nông dân bán được giá cao như vậy là do qua nhiều năm kinh nghiệm nuôi họ đã lựa chọn đúng thời điểm cá có giá cao khi xuất bán (vào tháng 10). Đây là thời điểm cá lóc có giá cao nhất trong vụ mùa lũ do đến tháng 11 và 12 lượng cá mà nông dân đánh bắt được từ tự nhiên rất cao dẫn đến giá cá nuôi giảm thấp. Hơn nữa do chủ động được nguồn cá giống (Bảng 9) và được tuyển chọn tốt nên kích cỡ cá thương phẩm tương đối tốt và đồng đều (Bảng 4.12) dẫn đến góp phần nâng cao giá bán của cá lóc thương phẩm. Bên cạnh đó, do làm tốt từ khâu phòng trị bệnh cũng như quản lý chất lượng nước tốt nên người nuôi đã hạn chế được tình hình dịch bệnh, cá lớn nhanh khỏe mạnh nên giá bán cao hơn so với các địa phương khác. Ngoài ra yếu tố thương lái thu mua cũng góp phần ổn định
và nâng cao giá cá thịt. Khi tìm hiểu về thông tin người thu mua thì hầu hết nông dân đều thu hoạch cá đồng loạt một lần và bán 100% cho thương lái tư nhân có quen biết. Bởi theo họ những thương lái này thường mua cá lóc với giá cao và ổn định, hơn nữa mua bán với nhau nhiều năm những thương lái này rất có uy tín chỉ cần gọi điện thoại là họ đến tận nhà để mua và trả tiền mặt cho nông dân.
Bảng 12: Các chỉ tiêu năng suất, sinh khối lúc thu hoạch, hệ số tiêu tốn thức ăn, giá bán và giá thành sản xuất của cá lóc trong mô hình nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ 2004
Thời gian nuôi (tháng) 4,29 5 3,5
Tỷ lệ sống (%) 75,47 95,2 33,33
Tốc độ tăng trưởng (g/ngày) 5,09 7,83 1,47
Năng suất (kg/m3) 27,35 95,83 7,33
Sinh khối lúc thu hoạch (kg/m3) 31,09 111,11 8,3
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 713,33 1000 300
Mật độ thả (con/m3) 87,03 270 18
Hệ số tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng trọng)
4,71 8,1 3,02