0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tình hình thu hút và Cấp phép đầu tư

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1988 - 2011 (Trang 37 -41 )

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay

2.2.1. Tình hình thu hút và Cấp phép đầu tư

.

Sau khi là thành viên của WTO, Việt Nam đã có những cải cách liên tục về luật pháp, cơ chế chính sách đặc biệt là về hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, thị trường Việt Nam mở rộng hơn khi tiếp tục các cam kết một cách đầy đủ trong vai trò là thành viên của WTO. Đây là cơ hội để tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những lợi thế của môi trường đầu tư như ổn định chính trị, chính phủ thực hiện cải cách khung luật pháp, chính sách, thể chế, cách địa phương tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng

đầu tư hạ tầng, khuyến khích nhà đầu tư có niềm tin vào tương lai chung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

`Theo kết quả điều tra của UNCTAD, Việt Nam được xếp vào tốp 10 nền kinh tế hấp dẫn nhất thế giới về đầu tư của tập đoàn xuyên quốc gia trong giai đoạn 2007 – 2009. Trong đó Việt Nam đứng hang đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất.

Dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế châu Á (1997), lạm phát và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008) lượng vốn FDI vẫn tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt trong 5 năm (2001 – 2005) , Việt Nam thu hút được 18,5 tỷ USD vốn FDI, năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2007 vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006. Năm 2008, kết quả thu hút nguồn vốn FDI đạt mức kỷ lục với 64,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007, trong đó có 60,2 tỷ USD vốn cấp mới.

Từ năm 1988 đến năm 1990, luật đầu tư nước ngoài mới thực thi tại Việt Nam, là giai đoạn khởi động thu hút dòng vốn FDI. Trong giai đoạn này, có 214 dự án cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 1,58 USD. Vốn đăng ký trung bình một dự án khoảng 7,4 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 4,7 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, khai thác thăm dò dầu khí, xây dựng3.(theo “ báo cáo tổng kết 20 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (1988 – 2008) của Bộ KH&ĐT (2009) và của tổng cục thống công bố chính thức (2008))

214 1405 1654 1405 1654 3630 800 1544 1171 839 438 0 1000 2000 3000 4000 1988- 1990 1991- 1995 1997- 2000 2001- 2005 2006 2007 2008 2009 2010(6 tháng đầu) Số dự án cấp mới

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư

Trong thời kỳ 1991 – 1995 , vốn FDI đăng ký cấp mới tăng 18,3 tỷ USD với 1409 dự án và đã có tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Thời kỳ 1991 – 1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 1.181 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký ( gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư – kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, lực lượng lao động đông với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, vì vậy đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh chóng và có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991, ( 1,2 tỷ USD) năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997 – 1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước ( năm 1998 chỉ bằng 81,8 % năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Giai đoạn này coi như thời kỳ suy thoái với lượng vốn FDI đăng ký giảm mạnh, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á (1997). Năm 1999 lượng vốn FDI đăng ký giảm 59,5% so với năm 1998.

Từ năm 2000 đến năm 2003 , vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm, là thời kỳ điều chỉnh của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 ( đạt 3,1 tỷ USD) , tăng 6% so với năm 2002 , và có xu hướng tăng nhanh vào năm 2004 ( đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua với 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006 và tăng hơn gấp đôi so với năm 2006, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.

Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mố lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp ( sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,…) và dịch vụ ( cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin , du lịch, dịch vụ cao cấp.v.v). Năm 2006 cả nước đã thu hút được 10,2 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 5,7 % so với năm trước và đạt mức cao nhất từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đến thời điểm này. Trong tổng vốn FDI năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2007 đã có thêm 1544 dự án được cấp mới với số vốn đăng ký ban đầu là 18,7 tỷ USD. Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm 2008 đã tương đương với tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000 với 1171 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD ( bên Việt Nam chiếm khoảng 10%) tăng 222% so với năm 2007. Do đó, tính chung cả vốn đăng ký cấp mới và đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam năm 2008 ( tính đên 19/12) đạt 64,011 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007

Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nền kinh tế các nước đã bắt đầu phục hồi: trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước có 438 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 6 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 8,43 tỷ USD, bằng 80,9% so với cùng kỳ 2009.

Một phần của tài liệu THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 1988 - 2011 (Trang 37 -41 )

×