FDI phân theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2011 (Trang 42 - 44)

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay

2.2.3 FDI phân theo vùng lãnh thổ

Vùng trọng điểm phía Bắc có 3.117 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 34,991 tỷ USD, chiếm 28,55% về số dự án, 20% tổng vốn đăng ký cả nước và 36,26% tổng vốn điều lệ của cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu với 1.644 dự án với tổng vốn đăng ký 19,473 tỷ USD) chiếm 15% vốn đăng ký và 11% vốn điều lệ cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với tổng vốn đăng ký 4,29 tỷ USD), Hải Dương (230 dự án với tổng vốn đăng ký 2,322 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký 1,978 tỷ USD), Bắc Ninh (145 dự án với tổng vốn đăng ký 1,934 tỷ USD), Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,167 tỷ USD).

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 7.138 dự án với tổng vốn đầu tư 100,359 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (3.140 dự án với tổng vốn đăng ký 27,215 tỷ USD) chiếm 28,6% tổng vốn đăng ký của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Bà Rịa-Vũng Tàu (211 dự án với tổng vốn đăng ký 23,642 tỷ USD) , Đồng Nai (1.028 dự án với tổng vốn đăng ký 16,339 tỷ USD); Bình Dương(1946 dự án với 13,394 tỷ USD; Ninh Thuận (25 dự án với tổng vốn đăng kys10,08 tỷ USD. Điều này, minh chứng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ và Chỉ thị 19/2001/CT-TTg ngày 28/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả ĐTNN thời kỳ 2001-2005. [3]

Chính vì vậy, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Năm 2004 công nghiệp có vốn FDI chiếm 86% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 81% của tỉnh Vĩnh Phúc, 70% của tỉnh Đồng Nai, 65% của tỉnh Bình Dương, 46% của Thành phố Hải Phòng, 35% của Thành phố Hà Nội và 27% của thành phố Hồ Chí Minh. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng..) cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc)

Vùng trọng điểm miền Trung, thu hút được 664 dự án với tổng vốn đăng ký 8,4 tỷ USD qua 21 năm thực hiện Luật Đầu tư, chiếm 15,16% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (49 dự án với tổng vốn đăng ký 8,2 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Hà Tĩnh (10 dự án với tổng vốn đăng ký 7,99 tỷ USD), Thanh Hóa (33 dự án với tổng vốn đăng ký 6,99 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn FDI, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn FDI còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (118dự án với tổng vốn đăng ký 554,2 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn FDI còn thấp so với các vùng khác, chiếm 4,19% về số dự án và 4,44% về vốn đăng ký và 6,6% vốn thực hiện của cả nước.

Bảng 2.2:Thống kê dự án và tổng vốn FDI Các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/ 2009 Khu vực Số dự án Tổng vốn ( tỷ USD) Vốn điều lệ(tỷ USD) %tổng vốn %vốn điều lệ Miền bắc 3.117 34,991 13,119 20,05 23,8 Miền trung 664 39,208 8,363 22,46 15,16 Miền nam 7.138 100,359 33,669 57,49 61,04

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2011 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w