FDI phân theo ngành

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2011 (Trang 41 - 42)

- Trong ngành công nghiệp Xây dựng: Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ

2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay

2.2.2 FDI phân theo ngành

Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, đến hết 15/12/ 2009, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 68% về số dự án và 58% về số vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 28% về số dự án và 40% về số vốn đăng ký Lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp chiếm 4% về số dự án và 2% về số vốn đăng ký. Trong đó, vốn tăng thêm chủ yếu tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991 – 1995 ; 657% trong giai đoạn 1996 – 2000 và đạt khoảng 77,3 trong thời kỳ 2001 – 2005. Trong 2 năm 2006 – 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.

Bản 2.1: FDI Phân theo ngành đến hết ngày 15/12/2009

Ngành Tổng số dự án Tổng vốn đăng ký %số dự án % vốn đăng ký/cả nước Công nghiệp và xây

dựng 7388 103,270 68% 58%

Nông, lâm, ngư nghiệp 480 3,003 4% 2%

Dịch vụ 3,093 70,840 28% 40%

Riêng năm 2008, vốn FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng , gồm 572 dự án với tổng số vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% về vốn đầu tư đăng ký; các dự án thăm dò và khai thác dầu tại Việt Nam thu hút 17,5% tổng vốn FDI. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, tổng vốn đăng ký, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chỉ chiếm 3,85 về số dự án và 0,48% về số vốn đầu tư đăng ký. Điểm rễ nhận thấy là một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện, cấn thép và các dự án trong lĩnh vực dịch vụ đã đưa quy mô vốn đầu tư đăng ký từ 14 triệu USD/dự án năm 2008.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi, Việt Nam vẫn là điểm đến của các nước đầu tư. Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988 - 2011 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w