hạn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD tại công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng.
5.1. Áp dụng phân tích ĐHV trong mối quan hệ với giá bána) Trường hợp giá nguyên liệu tăng. a) Trường hợp giá nguyên liệu tăng.
Ở đây chúng ta nghiên cứu giá nguyên liệu đầu vào nhằm mục đích dự kiến giá sản phẩm bán ra, trên cơ sở đó xác định SL hoà vốn nhằm có kế hoạch cho hoạt động sản xuất của công ty. Thật vậy, hiện nay giá nguyên liệu nhựa trên thị trường đang gia tăng rất nhanh làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc SXKD của mình. Giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến BP sản xuất sản phẩm cũng gia tăng, do đó công ty phải dự đoán mức giá bán ra của từng sản phẩm để đạt được mức hoà vốn, từ đó có kế hoạch cho công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả cao.
Trong trường hợp này ta sẽ nghiên cứu về manh bao dệt PP với nguyên liệu chính là hạt nhựa PP. Công ty mua nhựa PP với giá là 16.354,6đ/kg, giá bán sản phẩm là 21.049đ/kg. Trên cơ sở giá thị trường và xu hướng tăng giá trong thời gian tới của hạt nhựa, ta dự đoán rằng giá nhựa PP biến động từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg, thì công ty phải bán bao nhiêu kg mới đạt hoà vốn?
Khi giá nhựa PP tăng từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg thì BP đơn vị sản phẩm tăng từ 19.663,32 đ/kg đến 20.317,32đ/kg, dựa vào giá sản phẩm cùng loại trên thị trường và mức lãi mong muốn công ty dự kiến mức giá sản phẩm bán ra tăng từ 21.049đ/kg đến 23.000đ/kg. Ta có bảng sau: Tổng ĐP BP đơn vị Giá bán SLhv 5,888,791,845.66 19,663.32 21,049 4,249,748.75 5,888,791,845.66 20,000.32 22,000 2,944,867.10 5,888,794,845.66 20,200.32 22,500 2,560,701.86 5,888,791,845.66 20,317.32 23,000 2,195,115.27
Ta thấy rằng, nếu ĐP không đổi trong phạm vi cho phép, khi giá hạt nhựa PP tăng từ 16.354,6đ/kg đến 22.500đ/kg, với mức giá bán dự kiến, khối lượng bán biến động giảm từ 2.195.115,27kg đến 4.249.748,75kg, công ty vẫn đảm bảo hoà vốn. Mặc dù BP đơn vị tăng lên nhưng tổng BP giảm, do đó khi tăng giá bán công ty vẫn đảm bảo được hoà vốn.