Lập báo cáo lãi lỗ theo số dư đảm phí

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CPV tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 52 - 53)

- Phương án 5: Thay đổi giá bán, định phí và doanh thu.

5.3. Lập báo cáo lãi lỗ theo số dư đảm phí

Hiện nay ở công ty chỉ mới lập BCKQKD thông thường, cách lập này thường được dùng để báo cáo cho người ngoài biết theo nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Để phục vụ cho mục đích của các NQT doanh nghiệp, công ty nên lập BCKQKD theo SDĐP. Với hình thức báo cáo này, chi phí được ghi nhận trên báo cáo theo mô hình ứng xử của chúng. Điều này có nghĩa là chi phí được thể hiện qua dòng biến phí và định phí. Chính sự thể hiện này giúp cho NQT dễ dàng nhận biết mối quan hệ CVP. Từ đó tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định các mức đọ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn. hình thức thể hiện chp phí trên cũng giúp cho NQT hoạch định chi phí, biến phí, định phí thích hợp trong các môi trường kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn. Đây chính là hình thức BCKQKD phổ biến trong KTQT.

Báo cáo Kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí. 1.Doanh số bán 52.640.727.305 2.Biến phí sản xuất 45.194.514.005 3.Số dư đảm phí 7.466.213.299 4. Định phí 5.888.791.845 5.Lợi nhuận 1.557.421.454

Qua đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng để tạo ra mức lợi nhuận 1.557 triệu đồng, DN phát sinh dòng biến phí 45 tỷ đồng, dòng định phí gần 6 tỷ đồng. Theo mối quan hệ này, khi doanh thu thay đổi, dòng biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo DT và dòng định phí sẽ không thay đổi. Như vậy muốn gia tăng LN thì DN cần gia tăng DT và những phí tổn vật tư, nhân công sẽ thay đổi theo. Điều này giúp NQT thấy được những tổn thất, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút DT. Xa hơn nữa, qua phân tích dòng CP thể hiện trên báo cáo, NQT sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình điều khiển dự báo CP linh hoạt hơn. Đây cính là những hữu ích của báo cáo này đối với NQT khi ra quyết định điều hành kinh doanh mà trên BCKQKD thông thường không thể giải quyết được thông tin cho NQT.

Tuy nhiên, với BCKQKD chỉ mới cho NQT biết được thông tin khái quát về DT, CP, LN của toàn công ty. Nhìn vào đó, chúng ta không biết được sản phẩm nào có DT lớn, sản phẩm nào có mức sinh lời cao, cũng như không biết được BP bao nhiêu, ĐP bao nhiêu,…Do đó, NQT sẽ không dự đoán được năng lực của các sản phẩm, không dự đoán được trong tương lai nên khuyến khích sản phẩm nào, nên từ bỏ sản phẩm nào, cũng như không dự đoán được mức CP sẽ phát sinh của từng sản

phẩm. Vì vậy để biết rõ hơn về tình hình SXKD của từng mặt hàng, từng bộ phận thì NQT cần phải lập BCKQKD bộ phận.

BCKQKD bộ phận là báo cáo so sánh DT và CP từng bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức SXKD của DN nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong tổ chức. Báo cáo này có thể được lập từng tháng, quý, năm. Qua đó nhà quản lý sẽ có cách nhìn chi tiết hơn về DT, CP khả biến, CP bất biến và LN của từng bộ phận trong công ty. Bộ phận ở đây có thể hiểu là một phần, một khu vực, một phòng ban hay một số loại sản phẩm chủ yếu.

Để lập được báo cáo này, trước hết cần phải có sự phân chia thành các bộ phận kinh doanh, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về các mặt hàng có cùng chủng loại, chẳng hạn như : bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng, bộ phận kinh doanh hàng bao dệt,…và từ mỗi bộ phận lập báo cáo kết quả kinh doanh từng mặt hàng. Tuy nhiên ta có thể trực tiếp lập báo cáo kinh doanh các mặt hàng.Việc lập các báo cáo này không đơn giản vì phải chi tiết BP, ĐP cho từng mặt hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ CPV tại công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w