QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGA
8.2.2. Những năm 2005 trở lại đây:
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng đạt được sự phát triển khả quan. Trị giá buôn bán hàng hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2008 liên tục tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD trong khi đó con số này của năm 2008 là 29,77 tỷ USD; tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá giao thương giữa Việt Nam với tất cả các quốc gia thành viên tổ chức liên kết khu vực này chỉ đạt con số 22,41 tỷ USD; giảm gần 25% so với một năm trước đó.
Biểu đồ 3: Quan hệ ngoại thương Việt Nam-ASEAN giai đoạn năm 2005- 2009
Biều đồ trên cho thấy trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN luôn mất cân bằng với mức thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam. Cụ thể, mức nhập siêu trong buôn bán với các nước thành viên ASEAN trong năm 2005 chỉ là 4 tỷ USD thì trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN chỉ đạt 8,59 tỷ USD, giảm 15,8%, nhập khẩu là 13,81 tỷ USD, giảm 29,4% so với năm 2008 nên mức thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN cả năm là 5,22 tỷ USD.
Bảng 27: Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn 2005- 2009
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang
các nước ASEAN (triệu USD) 5.451 6.362 7.819 10.199 8.592 Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu sang
các nước ASEAN (%) 16,7 22,9 30,4 -15,8
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả
nước (%) 22,8 21,9 29,1 -8,9
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ
các nước ASEAN (triệu USD) 9.457 12.545 15.890 19.567 13.813 Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu từ các
nước ASEAN (%) 32,7 26,7 23,1 -29,4
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả
nước (%) 21,4 39,6 28,8 -13,3
Cán cân thương mại hàng hóa với các nước ASEAN
(XK-NK) (triệu USD)
-4.006 -6.183 -8.071 -9.368 -5.221
Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các nước trên thế giới (XK-NK) (triệu USD)
-4.540 -5.065 -14.121 -18.029 -12.853
Mặc dù trị giá hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam với các nước ASAEN trong nhiều năm gần đây đều tăng so với năm trước (trừ năm 2009) nhưng vẫn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Do đó, tỷ trọng giao thương của Việt Nam với khu vực này so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước với thế giới lại có xu hướng giảm.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam - ASEAN giai đoạn từ năm 2005-2009
Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2010 quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có nhiều tín hiệu lạc quan. Trị giá trao đổi hàng hoá với khu vực này của Việt Nam trong quý I/20010 có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là xuất khẩu. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2010 giữa Việt Nam và ASEAN là 6,12 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 18,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 2,54 tỷ USD, tăng 26,5% và chiếm 17,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN là 3,57 tỷ USD, tăng 45,6% và chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Như vậy, nhập siêu của
Việt Nam trong buôn bán với khu vực thị trường lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2010 đã vượt qua con số 1 tỷ USD.
8.3. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và xu hướng:
8.3.1. Nhập khẩu:
Trong những năm gần đây, hàng hóa từ ASEAN vào Việt Nam chiếm khoảng 25% kim ngạch nhập khẩu (NK), trong đó nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, một số hàng NK có kim ngạch đáng kể ở Việt Nam như xăng dầu, xe máy…
Về lâu dài, Việt Nam chắc chắn phải đưa thêm những mặt hàng từ danh mục loại trừ tạm thời có thuế suất trên 20% vào diện cắt giảm ngay, và loại trừ dần các hàng rào phi thuế quan (nhất là những hạn chế về số lượng nhập khẩu). Khi đó, rất có thể NK, nhất là những mặt hàng tiêu dùng từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng lên nếu những mặt hàng cùng loại sản xuất trong nước không cạnh tranh lại được.
Bảng 28: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Việt Nam từ khu vực thị trường ASEAN năm 2009
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
8.3.2. Xuất khẩu:
Trong 5 năm gần đây (từ 2002 - 2006), tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm của Việt Nam sang các nước thành viên ASEAN đều cao. Cụ thể: Campuchia: 39,8%/năm; Inđônêxia: 36,1%/năm; Lào: 9,5%/năm; Malaixia: 30,8%/năm; Mianma: 28,8%/năm; Phiippin: 20,7%/năm; Xingapo: 9,6%/năm; Thái lan: 28,9%/năm.
STT Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng KNNK từ các nước ASEAN Trong tổng KNNK Việt Nam từ tất cả
các thị trường
1 Dầu Diesel 1.230 8,9 37,8
2
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ
tùng 1.207 8,7 9,5
3 Xăng 944 6,8 47,9
4 Máy vi tính, SP điện tử & linh kiện 804 5,8 20,3
5 Chất dẻo nguyên liệu 756 5,5 26,9
6 Dầu Mazut 622 4,5 99,3
7 Giấy các loại 462 3,3 60,0
8 Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống 427 3,1 51,4
9 Dầu mỡ động, thực vật 405 2,9 81,6
10 Sắt thép các loại 402 2,9 7,5
11 Hàng hoá khác 6.554 47,4 17,6
Về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN, có hai mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng xung quanh mức 40% năm 2005 lên trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia, Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện pháp phi thuế quan để quản lý mặt hàng này. Do lợi thế về vận tải và nhu cầu gạo phẩm cấp thấp phù hợp với sản xuất của Việt Nam nên thị trường ASEAN vẫn là thị trường quan trọng trong xuất khẩu gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số nước ASEAN đã và đang có nhu cầu tương đối lớn các loại rau quả, đặc biệt là các rau quả tươi, thủy sản.
Đối với hàng dệt may và giầy dép, do có sự trùng hợp về cơ cấu sản xuất nên những mặt hàng này của Việt Nam khó có khả năng thâm nhập mạnh vào ASEAN. Tuy nhiên nhờ tận dụng những ưu đãi thuế để tăng cường xuất khẩu nên trị giá xuất khẩu các sản phẩm dệt may, giầy dép sang các nước ASEAN đã tăng lên.
Mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử hiện nay chủ yếu do các công ty liên doanh tại Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN.
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn khác sang ASEAN là linh kiện điện tử, vi tính, hải sản, hàng dệt may… nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN không ổn định, năm tăng năm giảm. Điều đáng chú ý là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN gồm: nông sản, hải sản và khoáng sản thô, sơ chế có giá trị thấp, hàm lượng giá trị gia tăng không cao do có giá trị thấp, giá cả phụ thuộc vào biến động trên thế giới, nên kim ngạch xuất khẩu không ổn định.
Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt hàng chế tạo mới sang ASEAN như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ tùng xe đạp.
Bảng 29: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt Nam sang khu vực thị trường ASEAN năm 2009
STT Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Trị giá (triệu USD) Tỷ trọng (%) Trong tổng KNXK sang ASEAN Trong tổng KNXK của Việt Nam
1 Dầu thô 2.305 26,8 37,2
2 Gạo 1.335 15,5 50,1
3
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
kiện 649 7,6 23,5
4 Máy móc,thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 397 4,6 19,3
5 Sắt thép các loại 287 3,3 75,0 6 Dầu Diesel 267 3,1 64,2 7 Hàng thuỷ sản 205 2,4 4,8 8 Sản phẩm dệt,may 201 2,3 2,2 9 Xăng 161 1,9 99,4 10 Sản phẩm chất dẻo 124 1,4 15,3 11 Sản phẩm sắt thép 122 1,4 20,2 12 Sản phẩm hóa chất 107 1,2 39,0 13 Hàng hoá khác 2.433 28,3 11,5 Tổng cộng 8.592 100,0 15,0
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
8.4. Thuận lợi và khó khăn trong mối quan hệ thương mại Việt Nam- ASEAN:
8.4.1. Thuận lợi:
- Việt Nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA – ASEAN Free Trade Area) với công cụ chủ yếu để thực hiện thành công AFTA là Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT – The Agreement on the Common Effective Preferential Tariff) đã được các nước thành viên ASEAN ký năm 1992 đem lại cho Việt Nam những điều kiện
thuận lợi: tự do hóa thương mại, thu hút vốn đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh…
- Từ các nước ASEAN ta có thể nhập những nguyên liệu cần thiết cho nền kinh tế với giá tương đối hạ: phân bón, xăng dầu, linh kiện điện tử, máy tính, hạt nhựa…
- Qua các nước ASEAN, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu vì những nước này có nhiều sản phẩm xuất khẩu tương đồng với Việt Nam.
8.4.2. Khó khăn:
- Khoảng cách thấp xa của Việt Nam về trình độ phát triển kinh tế so với các nước ASEAN (thu nhập bình quân đầu người, dự trữ ngoại tệ, vốn đầu tư, trình độ công nghệ)
- Các nước ASEAN đang nhập siêu từ các nước ASEAN và trong lĩnh vực nhập khẩu, việc tham gia thực hiện AFTA, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan có thể trở thành một “nguy cơ” cho các nhà sản xuất trong nước. - Trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam còn non yếu.
- Số thu từ thuế nhập khẩu, còn chiếm một phần quan trọng của thu ngân sách (25%). Trong khi các nước ASEAN thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm 10% Hiện nay kim ngạch nhập khẩu từ khu vực ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm của Việt Nam.
- Hàng hóa sẽ bị cạnh tranh ngày càng mạnh vì nhiều nước trong khối ASEAN cũng xuất khẩu những mặt hàng tương tự Việt Nam.
8.5. Những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN:
Để đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước ASEAN, tham gia vào việc hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập khu vực nói riêng, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm một số vấn đề sau đây:
- Nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường thế giới cũng như ở các nước ASEAN có ảnh hưởng nhiều tới giao dịch và giá cả; tiếp đó là tình hình chính trị thiếu ổn định ở một số nước cũng tác động mạnh đến quan hệ thương mại và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Có như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam mới điều chỉnh tốt chính sách thị trường, giá cả trong giao dịch.
- Từ nay đến năm 2020, thị trường châu Á và các nước ASEAN vẫn tiếp tục giữ tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tương đối cao, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng lợi thế vị trí địa lý gần và đây hầu hết là các thị trường buôn bán truyền thống, để đẩy mạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, hải sản, sản phẩm điện tử và máy vi tính, hàng dệt may, gạo, cao su và than đá...
- Tăng cường cơ chế hợp tác thay cho sự cạnh tranh trên thị trường, nhất là việc cùng giao dịch chào bán và tham gia đấu thầu các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su… mà Việt Nam và một số nước trong khu vực đều là nước có thế mạnh xuất khẩu, tránh được sự ép giá của các nhà nhập khẩu. Điển hình là mặt hàng gạo trong nhiều năm qua, Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác xuất khẩu nên đã nâng được giá cả trên thị trường thế giới, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nông dân. Việc hợp tác tham gia đấu thầu và xuất khẩu gạo tại thị trường Philippin, Inđônêxia cũng cần được hai nước chú ý phối hợp tốt trong thời gian tới.
- Công tác xúc tiến thương mại luôn là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với xuất khẩu. Cần xây dựng thương hiệu quốc gia và thương hiệu riêng cho các
sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, ổn định thị trường tiêu thụ và thu hút sự quan tâm của khách hàng ngày càng nhiều - Củng cố hoạt động của các Cơ quan thường vụ ở nước ngoài. Việc thành lập
các phòng trưng bầy giới thiệu sản phẩm tại các nước phải được các cơ quan thương vụ quan tâm hơn.