IV. Cơ chế giám sát quản lý đối với công cụ mới này 1 Xây dựng chỉ số bất động sản
3. Cải thiện và tăng cƣờng giám sát hệ thống tài chính
Chứng khoán hoá là công cụ thông minh song để nó thực sự phát huy được
vai trò của mình thì cần có sự giám sát và quản lý chặt chẽ để có thể phát triển bền vững. Vì thế cần có sự giám sát các bên tham gia trong giao dịch chứng khoán hoá và có sự đảm bảo các sản phẩm được tạo ra có tính thanh khoản. Hiện tại hệ thống giám sát tài chính của Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm yếu, vì thế để quá trình chứng khoán hoá sớm được triển khai thì vấn đề quan trọng là chúng ta cũng phải hoàn thiện cơ chế và tổ chức của bộ máy giám sát hệ thống tài chính. Nó là điều kiện tiên quyết và cũng là cơ bản để phát triển không chỉ thị trường các công tài chính mà là để chúng ta có nền tài chính ổn định và lành mạnh. Câu hỏi đặt ra là: vậy hệ thống tài chính của Việt Nam được giám sát như thế nào?
Định chế tài chính trung gian là các tổ chức thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Các định chế tài chính trung gian có thể là các ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (gọi tắt là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm). Như vậy, hệ thống tài chính của Việt Nam có sự hiện diện của hầu hết các loại hình định chế tài chính trung gian, do đó, hoạt động giám sát tài chính quốc gia bao trùm lên tất cả các định chế này.
http://svnckh.com.vn 76 Hiện tại, việc kiểm tra, giám sát các định chế tài chính này đang được phân chia cho các cơ quan khác nhau. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra, quản lý và giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung. Bên cạnh đó, hoạt động của các công ty bảo hiểm được giám sát bởi Bộ Tài Chính. Một điểm đáng lưu ý trong mô hình hiện tại là việc các cơ quan này vừa thực hiện chức năng cấp phép, ban hành cơ chế chính sách vừa thực hiện chức năng hướng dẫn, triển khai thực hiện và kiêm luôn vai trò kiểm tra, thanh tra và giám sát (theo sự phân cấp trên). Mô hình này dẫn tới sự thiếu liên thông trong vấn đề thực hiện giám sát cả hệ thống tài chính. Gần như các cơ quan chức năng chưa phát hiện được bất cứ mối liên hệ, hay nói thẳng ra là các giao dịch bất minh giữa ba nhóm đối tượng này. Mô hình giám sát tài chính của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất câp và yếu kém, cụ thể ở các điểm sau:
Điểm yếu thứ nhất là sự thiếu phối hợp điều tiết giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính, xảy ra tình trạng giẫm chân nhau trong hệ thống giám sát tài chính.
Điểm yếu thứ hai là sự yếu kém trong quá trình theo dõi và giám sát, bao gồm tính thiếu minh bạch và chất lượng các báo cáo. Sự phát triển, đổi mới của hệ thống tài chính tạo ra những sản phẩm lai ghép, do đó, công tác giám sát cũng gặp khó khăn hơn.
Sự không tương thích giữa các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn thế giới trong việc giám sát dựa trên rủi ro đã góp phần làm bộc lộ tính yếu kém của công tác điều tiết và giám sát. Ngoài ra, cơ chế cảnh báo và giám sát hệ thống sớm cũng là một điểm yếu của hệ thống điều tiết hiện nay.
Điểm yếu thứ ba là năng lực phát hiện, xử lý vi phạm còn hạn chế, trong khi chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh.
http://svnckh.com.vn 77 Chính vì thế mà tháng 3-2008, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (NFSC) được thành lập với nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng như: điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia, kiến nghị cơ chế giám sát, giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính, giám sát điều kiện được cấp phép; phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống và nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hoạt động của cơ quan này vẫn chưa thực sự khởi sắc, ngoài việc tổ chức một số hội thảo và đối thoại giữa chính phủ, các cơ quan chức năng và các trí thức, học giả. NFSC nên tập trung vào triển khai một số công việc cụ thể:
(i) rà soát hệ thống tài chính, đưa ra khuyến nghị chính sách về việc thành lập thêm các định chế tài chính mới, đặc biệt là ngân hàng và công ty chứng khoán;
(ii) kiểm tra, phân tích và đánh giá các sản phẩm dịch vụ đang được cung cấp hiện nay để nhận diện rủi ro, đặc biệt là việc triển khai cung ứng các công cụ tài chính của các định chế tài chính (như repo, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm bảo đảm...);
(iii) xem xét và đánh giá khách quan về việc thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng đối với các tổ chức tín dụng (hoạt động chiếm tới trên 50% tổng tài sản và hàm chứa rất nhiều rủi ro);
(iv) kiểm tra khoản mục đầu tư giấy tờ có giá, chú trọng phân tích giao dịch giữa ngân hàng và công ty.
Tuy nhiên vẫn cần thời gian để hoàn thiện và cơ cấu tổ chức cũng như mô hình hoạt động, nhưng với sự ra đời của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia thì thị trường tài chính của Việt Nam sẽ hoạt động tốt hơn và là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
http://svnckh.com.vn 78
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ỨNG DỤNG CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN VÀO THỊ KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN VÀO THỊ
TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM